Căn cứ định hướng chiến lược phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt dộng tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện đăk song tỉnh đăk nông (Trang 63 - 67)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2.1. Căn cứ định hướng chiến lược phát triển

3.2.1.1. Căn cứ quan điểm, mục tiêu phát triển giáo dục giai đoạn 2011 -2020

Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, nguồn lực con người ngày càng trở nên có ý nghĩa quan trọng, quyết định trực tiếp đến sự phát triển đất nước. Giáo dục ngày càng có nhiệm vụ và vai trò quan trọng đối với việc tạo ra nguồn trí thức mới, đòi hỏi cần phải có chiến lược phát triển đúng hướng, đúng xu thế, đúng với quy luật.

Thế giới cũng có nhiều thay đổi, nền kinh tế tri thức ngày càng phát triển, những cuộc cách mạng khoa học và công nghệ thông tin cũng phát triển theo, dẫn đến nền giáo dục trên thế giới cũng phải thay đổi để có thể đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội.

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 của Chính phủ đã khẳng định: Nước ta sẽ phấn đấu đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp theo xu hướng hiện đại; chính trị - xã hội, dân chủ, văn minh; Đời sống tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, khẳng định vị thế của nước Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Trong chiến lược đã nêu rõ cần phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, muốn làm được như vậy nước ta cần tập trung vào việc phát triển toàn diện nền giáo dục quốc dân để đáp ứng với sự phát triển của khoa học, công nghệ.

Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 phải thực sự nghiêm túc, đòi hỏi phải có sự phối hợp của Đảng, nhà nước và toàn dân. Trong đó chú trọng:

53

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, nâng cao vai trò các tổ chức, đoàn thể chính trị, kinh tế, xã hội trong phát triển giáo dục.

Xây dựng một nền cải cách giáo dục ở Việt Nam mang tính dân tộc, nhân dân, hiện đại, tiên tiến, xã hội chủ nghĩa, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng để định hướng phát triển.

Đổi mới giáo dục theo hướng chuẩn hóa, xã hội hóa, hiện đại hóa và hội nhập với nền giáo dục thế giới, phát triển giáo dục gắn liền với phát triển khoa học và công nghệ.

Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo đến năm 2020 của Đảng và nhà nước tăng cường hội nhập quốc tế, mở rộng giáo dục nhưng dựa trên cơ sở bảo tồn và phát triển bản sắc dân tộc, giữ vững độc lập, tự chủ, định hướng xã hội chủ nghĩa.

Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 đề ra các giải pháp đột phá như: Đổi mới quản lý giáo dục, phát triển nhân lực ngành giáo dục, đổi mới nội dung phương pháp và kiểm tra - đánh giá… Trong vòng 10 năm tới, phấn đấu xây dựng nền giáo dục Việt Nam hiện đại, khoa học, dân tộc, làm nền tảng cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững đất nước, thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hướng tới một xã hội học tập, có khả năng hội nhập quốc tế; nền giáo dục này phải đào tạo được những con người Việt Nam có năng lực tư duy độc lập và sáng tạo, có khả năng thích ứng, hợp tác và năng lực giải quyết vấn đề, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp, có thể lực tốt, có bản lĩnh, trung thực, ý thức làm chủ và tinh thần trách nhiệm công dân, gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Mục tiêu phát triển giáo dục đến năm 2020 là nền giáo dục nước nhà được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng hiện đại hóa, chuẩn hóa và hội

54

nhập hóa quốc tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Theo mục tiêu này thì chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện: Điều đầu tiên là giáo dục đạo đức sau đó đến giáo dục kỹ năng sống, giáo dục năng lực sáng tạo và thực hành.

Nhà nước cần chú trọng đến giáo dục phổ thông bởi đây là cái tuổi đang còn non dại chưa bước vào đời nên cần được sự giáo dục kỹ lưỡng bao gồm cả chất lượng giáo dục văn hóa, đạo đức, kỹ năng sống, luật, ngoại ngữ, tin học.

Mục tiêu giáo dục Việt Nam đến năm 2020, toàn dân ta phải đồng lòng xây dựng một nền giáo dục tiên tiến để có thể nâng cao hiệu quả giáo dục. Giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cần được chú trọng hơn bởi vì “Có tài mà không có đức là người vô dụng”. Nhà nước cần tạo điều kiện cho tất cả các trẻ em được có cơ hội học tập, nhất là các trẻ em vùng cao, vì chỉ có con chữ mới khiến họ thoát nghèo.[17]

3.2.1.2 Căn cứ mục tiêu phát triển giáo dục của tỉnh Đắk Nông theo hướng toàn diện, bền vững

Tại kỳ họp thứ 10, HĐND tỉnh khóa II đã thông qua nghị quyết số 35/2014/NQ-HĐND về phê duyệt “Đề án quy hoạch mạng lưới trường, lớp các ngành, bậc học trong hệ thống giáo dục và đào tạo tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến năm 2030”.

Mục tiêu chung là trong 10 đến 20 năm tới, giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) Đắk Nông được phát triển theo hướng toàn diện, bền vững, đạt chuẩn quốc gia, đa ngành, đa lĩnh vực và có yếu tố chất lượng cao của khu vực Tây Nguyên.

Theo đánh giá, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, hiện nay mạng lưới cơ sở GD-ĐT của tỉnh đã tương đối hoàn chỉnh. Cơ sở giáo dục cơ bản phân bố rộng khắp đến từng xã, phường và phần lớn các thôn,

55

điểm dân cư. Tình trạng cơ sở vật chất trường lớp tương đối tốt. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia tăng liên tục trong thời gian qua.

Đội ngũ giáo viên phổ thông các cấp về cơ bản được chuẩn hóa và tiếp tục nâng cao về chất lượng. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục năng động, giàu kinh nghiệm trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách GD-ĐT trên địa bàn. Người dân có truyền thống hiếu học, có nhận thức đúng về tầm quan trọng của tri thức và sự cần thiết của việc học. Công tác xã hội hóa GD- ĐT phổ biến rộng và đạt được mức trung bình khá.

Tuy nhiên, nhằm chuẩn bị cho những bước phát triển tích cực hơn trong thời kỳ mới, việc quy hoạch mạng lưới trường, lớp các ngành, bậc học trong hệ thống GD-ĐT Đắk Nông đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 là yêu cầu cần thiết.

Theo đó, đến năm 2020 việc phát triển mạng lưới những cơ sở giáo dục các cấp trên địa bàn tỉnh phải đạt được mục tiêu về quy mô, chất lượng và đáp ứng những yêu cầu về cơ sở vật chất, kỹ thuật và trang thiết bị. Cụ thể như đảm bảo phân bố hợp lý, gắn với các địa bàn cư dân, tạo điều kiện cho học sinh đến trường theo phương châm “ Đưa trường lớp đến gần học sinh”.

Cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật phục vụ dạy và học đạt chuẩn quốc gia, đồng bộ, tiên tiến, an toàn, hiện đại để thực hiện những mục tiêu phát triển GD-ĐT cho từng thời kỳ nhất định để đến năm 2020 có đủ phòng học với trang thiết bị cần thiết đảm bảo phần lớn học sinh tiểu học, THCS và THPT được học 2 buổi/ngày ở trường.

Môi trường sư phạm tại khu vực trường học được đảm bảo, đáp ứng những tiêu chuẩn về cơ sở vật chất kỹ thuật của trường lớp các cấp học mầm non, tiểu học, THCS, THPT và hệ thống trường chuyên biệt. Đối với mạng lưới cơ sở đào tạo trong thời gian tới sẽ phát triển theo hướng ưu tiên hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo, trình độ giáo viên.

56

3.2.1.3. Căn cứ vào các văn bản, quy định quản lý của Nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Căn cứ vào Luật giáo dục năm 2005

- Căn cứ vào điều lệ trường trung học ban hành kèm theo quyết định số: 07/2007/QĐ-BGDĐT ngày 2/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Căn cứ theo thông tư 09/2014/TT-BGDĐT ngày 25 tháng 3 năm 2014, thông tư 10/2012/TT-BGDĐT ngày 6 tháng 3 năm 2012, Thông tư 04/ 2013/TT- BGDĐT ngày 21 tháng 2 năm 2013, Thông tư 06/2013/TT - BGDĐT ngày 1 tháng 3 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy chế thi tốt nghiệp THPT.

- Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 12 năm 2011 ban hành quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông ban hành ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông ban hành kèm theo thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt dộng tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện đăk song tỉnh đăk nông (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)