Cách thức tiến hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt dộng tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện đăk song tỉnh đăk nông (Trang 91 - 117)

8. Cấu trúc của luận văn

3.4.1. Cách thức tiến hành

- Xây dựng hệ thống câu hỏi cho phiếu trưng cầu ý kiến;

- Phát phiếu thăm dò ý kiến (đối tượng: Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, tổ trưởng CM và giáo viên);

- Thu phiếu và xử lý thông tin;

- Tham khảo ý kiến khác (chuyên gia hoặc những người có kinh nghiệm);

- Thống kê và kết luận.

Cách tính mức độ của các biện pháp:

TT Vấn đề khảo nghiệm Tính chất Thang điểm Ghi chú

1 Tính cấp thiết Rất cấp thiết 3 Cấp thiết 2 Không cấp thiết 1 2 Tính khả thi Rất khả thi 3 Khả thi 2 Không khả thi 1

81

3.4.2. Kết quả khảo nghiệm các biện pháp

TT Các biện pháp Tính cấp thiết Tính khả thi Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi

1 Quản lý công tác xây dựng, thực hiện kế hoạch tổ chuyên môn

32 8 0 37 3 0

2 Quản lý quy chế, nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn

35 5 0 31 9 0

3 Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên

37 3 0 36 4 0

4 Quản lý việc thực hiện

chương trình giảng dạy 27 13 0 33 7 0 5 Quản lý đổi mối phương

pháp dạy học

38 2 0 36 4 0

6 Quản lý sử dụng đồ dùng, thiết bị

28 12 0 36 4 0

7 Quản lý việc kiểm tra, đánh giá

35 5 0 34 6 0

Đánh giá kết quả khảo nghiệm

Qua khảo sát phần lớn ý kiến đồng ý với các biện pháp đề xuất quản lý hoạt động tổ chuyên môn bởi các biện pháp mang tính cấp thiết và có tính khả thi cao; trong đó biện pháp về đổi mới phương pháp, và bồi dưỡng chuyên môn chiếm tỷ lệ 95% ý kiến; biện pháp đổi mới nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn cũng chiếm phần lớn ý kiến (92%) về tính cấp bách trong công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn hiện nay. Các biện pháp còn lại tuy chưa thực sự cấp thiết nhưng cũng cần được chú trọng trong công tác đổi mới giáo dục giai đoạn hiện nay; như việc sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học, ngày nay không

82

phải sử dụng các loại bản đồ, hình ảnh… các đồ dùng trên đã được tích hợp trong các bài giảng có sử dụng CNTT.

Trong hoàn bối cảnh hiện nay, khi đất nước đang trong giai đoạn phát triển, hội nhập; đặc biệt ngành giáo dục đang có sự chuyển mình mạnh mẽ với việc chuẩn bị mọi mặt cho đổi mới chương trình phổ thông; chúng ta phải tự đặt ra cho bản thân phương hướng, nhiệm vụ đề hòa nhập vào sự thay đổi, phát triển chung.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Từ thực trạng công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THPT huyện Đắk Song. Căn cứ vào chiến lược phát triển giáo dục của Đảng, nhà nước; căn cứ vào văn bản quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và giáo dục của địa phương, qua nghiên cứu, khảo nghiệm thực tế thực tiễn công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THPT huyện Đắk Song, luận văn đề xuất một số biện pháp quản lý gồm:

- Quản lý công tác xây dựng, thực hiện kế hoạch tổ chuyên môn - Quản lý quy chế, nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn

- Quản lý hoạt động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ giáo viên - Quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy

- Quản lý đổi mới phương pháp dạy học - Quản lý sử dụng đồ dùng, thiết bị - Quản lý việc kiểm tra, đánh giá

Các biện pháp quản lý trên có thể qua thực tiễn công tác nhiều CBQL đã vận dụng trong công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn của mình, tuy nhiên để trở thành lý luận nghiên cứu trong đề tài về quản lý ở tại địa phương

83

chắc hẳn chưa có. Vì vậy, việc xây dựng một công trình nghiên cứu áp dụng cho thực tiễn địa phương thiết nghĩ là cần thiết, qua thực tế khảo nghiệm cho thấy mức độ cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp rất cao; trong đó, có 27/30 ý kiến đồng ý cho rằng tính cấp thiết phải vận dụng các biện pháp quản lý là rất quan trọng, và 29/30 số người được hỏi cho rằng mức độ khả thi rất cao của các biện pháp được đề xuất. Từ kết quả đó, chúng tôi nhận định các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn mà luận văn đề xuất rất phù hợp trong thực tế đổi mới công tác hiện nay. Tất nhiên, cần được vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo trong các hoàn cảnh và tình huống khác nhau, để các biện pháp phát huy tối đa hiệu quả.

84

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn là tổ hợp các tác động có định hướng của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động giáo dục đạt đến mục tiêu đã định. Đây là việc đề ra phướng hướng, mục tiêu, kế hoạch giáo dục, giúp hoạt động tổ chuyên môn thực hiện tốt chức năng, Việc quản lý các mặt hoạt động của tổ chuyên môn là tất yếu khách quan, là điều kiện tiên quyết để nâng cao chất lượng giáo dục. Vì vậy, có thể coi các hoạt động của tổ chuyên môn trong nhà trường chính là yếu tố quyết định thành bại trong công tác tổ chức của người Hiệu trưởng; một TCM hoạt động thiếu hiệu quả sẽ làm cho tổ chức trì trệ, yếu kém, chậm phát triển; ảnh hưởng chung đến quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục chung của nhà trường. Do đó, để các tổ chuyên môn hoạt động hiệu quả, Hiệu trưởng nhà trường cần vận dụng linh hoạt các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn; trong luận văn, cá nhân người viết đã đề xuất một số biện pháp, cũng như phân tích cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp cần thực hiện ở các tổ chuyên môn ở các trường THPT trong giai đoạn hiện nay để nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần làm cho sự nghiệp giáo dục huyện nhà phát triển, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.

2. Khuyến Nghị

* Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Nông

Triển khai, phổ biến đầy đủ các văn bản chỉ đạo về chủ trương, chính sách giáo dục của Đảng, nhà nước, ngành giáo dục để các cơ sở giáo dục kịp thời nắm bắt, thực hiện;

Cần có chương trình, kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên về nghiệp vụ quản lý TCM cho Hiệu trưởng, CBQL;

85

thời gian đầu tư, nghiên cứu, phát triển nghiệp vụ quản lý tại cơ sở;

Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo cho nhu cầu phát triển giáo dục của địa phương, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay.

* Đối với nhà trường

Phân cấp, phân quyền, nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng trong các thành viên BGH, TCM, nhóm CM;

Xây dựng kế hoạch sát đúng với đặc thù hoạt động của các tổ chuyên môn;

Xây dựng đội ngũ TTCM có đầy đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ;

Đảm bảo chế độ, chính sách, tạo điều kiện tốt nhất để TTCM, GV hoàn thành tốt nhiệm vụ;

Thực hiện dân chủ hóa, công bằng khách quan trong công tác quản lý; Tin tưởng, giao quyền nhất định cho TTCM trong công tác quản lý; Nâng cao năng lực, trình độ bằng cách cho tham gia các đợt bồi dưỡng về công tác quản lý;

* Đối với tổ chuyên môn

Chủ động xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn trên cơ sở kế hoạch của nhà trường và tình hình thực tế của tổ;

Làm tốt công tác tham mưu, đề xuất, phối hợp trong việc thực hiện nhiệm vụ;

Thường xuyên tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ;

Làm tốt các hoạt động như: chỉ đạo, điều hành, thanh kiểm tra hoạt động chuyên môn;

DÁNH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, Hà Nội

[2]. Báo cáo “Công tác giáo dục năm 2018 và phương hướng nhiệm vụ năm 2019 huyện Đắk Song”.

[3]. Trần Hữu Cát, Đoàn Minh Duệ, Giáo trình “Đại cương khoa học quản lý”, (2008), NXB Nghệ An.

[4]. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2001), Chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng, Hà Nội.

[5]. Điều lệ trường THPT; điều 16,

[6]. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục.

Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.

[7]. Haroid Koontz (1992). Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXBKHKT. [8]. Trần Kiểm (2002), Khoa học quản lý nhà trường phổ thông, NXB Đại

học Quốc gia, Hà Nội.

[9]. Trần Kiểm (2003), Quản lý giáo dục và trường học, Viện khoa học giáo dục Hà Nội.

[10]. Luật giáo dục (2005) Nhà xuất bản lao động xã hội.

[11]. M.I. Kônđacôp (1993), Cơ sở lý luận khoa học quản lý giáo dục, Trường cán bộ quản lý giáo dục và Viện khoa học giáo dục.

[12]. Lưu Xuân Mới (2005), Tập bài giảng về kiểm tra đánh giá trong giáo dục.

[13]. Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t. 5, tr. 520-521.

[15]. Trần Hồng Quân (1996), Giáo dục – Đào tạo con đường quan trọng nhất để phát triển nguồn lực con người, Trường CBQLGD&ĐT, Hà Nội

[16]. Từ điển Bách khoa Việt Nam.

[17]. Mạnh Vũ: Tìm hiểu về chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 đến 2020.

[18]. Nguyễn Văn Bình (1999), Khoa học tổ chức và quản lý – Một số ký luận về thực tiễn, NXB Thống kê, Hà Nội

[19]. Harold Koozt, Cyril Odonnell, Heinz Weihrich (1994), Những vấn đề cốt yếu của quản lý, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.

[20]. Phạm Viết Vượng (2000), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

[21]. Thái Văn Thành (2007), Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, NXB Đại học Huế.

PHỤ LỤC

Số hiệu Tên Phụ lục Trang

1 Phiếu trưng cầu ý kiến về các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THPT huyện Đắk song, tỉnh Đắk nông (dành cho CBQL)

LP1

2 Phiếu trưng cầu ý kiến về các biện pháp quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THPT huyện Đắk song, tỉnh Đắk nông (dành cho TTCM, và GV)

PL3

3 Phiếu lấy ý kiến thăm dò về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp Quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THPT

(Dành cho cán bộ quản lý, TTCM các trường THPT)

PL7

PL 1

PHỤ LỤC 1

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

VỀ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN ĐẮK SONG, TỈNH ĐẮK NÔNG

(Dành cho cán bộ quản lý các trường THPT) Kính thưa quý thầy (cô)!

Để có cơ sở đánh giá thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THPT huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông, và đề ra biện pháp quản lý hiệu quả cho công tác này trong thời gian tới, xin quý thầy (cô) cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu X vào ô thích hợp.

Ý kiến của quý thầy (cô) chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, không sử dụng cho mục đích nào khác.

Câu 1: Quý thầy (cô) cho biết quy trình bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn được thông qua hình thức nào?

 Hiệu trưởng quyết định  lấy ý kiến của GV

 ý a,b  ý kiến khác

………

Câu 2: Quý thầy (cô) cho biết hiện nay ai là người quản lý tổ chuyên môn ở trường THPT?

 Hiệu trưởng quản lý  Hiệu trưởng và Hiệu phó chuyên môn  Hiệu phó chuyên môn  Tổ trưởng chuyên môn quản lý

Câu 3: Qúy thầy cô cho biết mức độ cần thiết phải xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn trong nhà trường hiện nay?

 Rất cần thiết  Cần thiết  Không cần thiết  Ý kiến

PL 2

Câu 4: Việc quản lý các tổ chuyên môn là tổ ghép từ các nhóm chuyên môn có khó khăn gì với quý thầy (cô) không?

 rất khó khăn  khá khó khăn  không khó khăn  bình thường

Câu 5: Qúy thầy (cô) cho biết quy chế chuyên môn có ý nghĩa như thế nào trong việc thực hiện nhiệm vụ?

 Rất quan trọng  Quan trọng  Không quan trọng  Ý kiến khác ……… ……… ……

Câu 6: Qúy thầy (cô) cho biết công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ tại đơn vị thầy (cô) đang công tác được thực hiện như thế nào?

 Rất thường xuyên  Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Không bao giờ

Câu 7: Qúy thầy (cô) cho biết công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ tại đơn vị thầy (cô) đang công tác có thường xuyên không?

 Có  Không

Câu 8: Việc kiểm tra hoạt động tổ chuyên môn, theo qúy thầy (cô) nên thực hiện theo hình thức nào?

 Định kỳ  Đột xuất  Cả hai hình thức trên  Ý kiến khác

……… ………

Câu 9: Theo quý thầy (cô) việc biên chế tổ ghép ở các tổ chuyên môn có ảnh hưởng gì không?

PL 3

 ảnh hưởng ít  không ảnh hưởng gì

Câu 10: Theo quý thầy (cô) trong giai đoạn hiện nay, khi cần phải tinh gọn biên chế, tổ chức; vậy tổ chuyên môn có nhất thiết phải gộp nhiều bộ môn lại hay không?

 Nhất thiết  không nhất thiết

Câu 11: Quý thầy (cô) cho biết công tác đào tạo bồi dưỡng TTCM ở đơn vị được thực hiện như thế nào?

 thực hiện rất tốt  thực hiện khá tốt  chưa thực hiện  không thực hiện

Câu 12: Trong công tác quản lý thầy (cô) cần sự hỗ trợ nào để hoàn thành nhiệm vụ?

 từ Sở GD&ĐT  từ các tổ chuyên môn  từ công đoàn, đoàn TN  tất cả các ý trên

Câu 13: Người tổ trưởng chuyên môn cần có những điều kiện gì dưới đây? 1. TT Phẩm chất, đạo đức Hết sức cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết 1 Nắm vững và thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước, nội quy, quy chế của ngành

2 Có đạo đức trong sáng, lành mạnh, sống hòa đồng, gần gũi, gắn bó, biết quan tâm người khác

3 Có ý thức tổ chức kỷ luật cao, tinh thần trách nhiệm, trung thực, công bằng, khách quan

PL 4

TT Năng lực chuyên môn

Hết sức cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

1 Có chuyên môn, nghiệp vụ tốt

2 Biết xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo, điều hành,quản lý tốt

3 Năng động, sáng tạo, nhạy bén trong công việc

Câu 14: Thầy (cô) có những kiến nghị, đề xuất nào? Nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn ở nhà trường nơi thầy (cô) đang công tác.

………

………

………

………

………

Câu 15: Quý thầy (cô) cho biết trong công tác quản lý hoạt động tổ chuyên môn có những thuận lợi và khó khăn gì? Giải pháp khắc phục?. Thuận lợi: ……… ……… ……… ……… ………

PL 5 Khó khăn: ……… ……… ……… ……… ……… Giải pháp: ……… ……… ……… ……… ………

Nếu được, xin quý thầy (cô) vui long cho biết một vài thông tin sau: Đơn vị công tác:………...

Họ tên:……… ……….

Chức vụ:………….………..

PL 6

PHỤ LỤC 2

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN

VỀ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỔ CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN ĐẮK SONG, TỈNH ĐẮK NÔNG

(Dành cho TTCM, giáo viên các trường THPT) Kính thưa quý thầy (cô)!

Để có cơ sở đánh giá thực trạng quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở các trường THPT huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông, và đề ra biện pháp quản lý hiệu quả cho công tác này trong thời gian tới, xin quý thầy (cô) cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu X vào ô thích hợp.

Ý kiến của quý thầy (cô) chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu, không sử dụng cho mục đích nào khác.

Câu 1: Quý thầy (cô) cho biết quy trình bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn được thông qua hình thức nào?

 Hiệu trưởng quyết định  lấy ý kiến của GV  cả hai ý kiến trên

 ý kiến khác………..

Câu 2. Việc thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ của tổ chuyên môn tại nơi thầy (cô) đang công tác như thế nào?

 rất tốt  khá tốt  bình thường  không tốt

Câu 3: Việc xây dựng kế hoạch tổ (nhóm) trong tổ ghép có gây cho thầy (cô) khó khăn gì không?

 rất khó khăn  khó khăn  không việc gì  ý kiến khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt dộng tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện đăk song tỉnh đăk nông (Trang 91 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)