Tình hình phát triển giáo dục THPT huyện Đắk Song, tỉnh Đắk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt dộng tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện đăk song tỉnh đăk nông (Trang 45 - 47)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2.3. Tình hình phát triển giáo dục THPT huyện Đắk Song, tỉnh Đắk

Đắk Nông

Trong những năm qua, lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo là một trong những tâm điểm mà lãnh đạo các cấp, các ban ngành của huyện Đắk Song luôn quan tâm và có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao. Tuy nhiên, thực tế một số năm gần đây, khi nền kinh tế huyện Đắk Song có sự chi phối lớn bởi nền nông nghiệp, trong đó việc giá cả nông sản, đặc biệt là cây Hồ tiêu leo thang, nhận thức của một bộ phận người dân có phần xem thường việc học của con em họ, dẫn đến tâm lý xem nhẹ việc học. Khi giá cả nông sản xuống dốc, sụt giảm mạnh hầu hết phụ huynh học sinh lại bắt đầu có suy nghĩ tiếp tục cho con em theo học, tích cực hơn trong việc đầu tư cho con cái học tập.

Trên địa bàn huyện Đắk Song hiện nay có 03 trường THPT và 01 trường THCS THPT- Dân tộc nội trú, để nâng cao vai trò chất lượng tham mưu của ngành giáo dục, đảm bảo tính thống nhất, thông suốt và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục phải đẩy mạnh phân cấp, giao quyền tự chủ để nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục, đào tạo, theo đó cần chú trọng một số vấn đề sau:

35

dục và tài chính của các cơ sở giáo dục; thực hiện giám sát xã hội đối với chất lượng và hiệu quả giáo dục. Đẩy mạnh thực hiện cải cách hành chính, hình thành nhiều kênh tiếp nhận thông tin phản ánh của tổ chức, cá nhân về thực trạng giáo dục trên địa bàn huyện. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên, định kỳ, thanh tra các kỳ thi, kiểm tra chấn chỉnh các tiêu cực sai phạm trong hoạt động giáo dục, nhất là tình trạng dạy thêm học thêm; huy động thu chi quỹ trong và ngoài ngân sách không đúng quy định. Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, coi trong công tác thi đua, khen thưởng.

Chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đảm bảo đủ về số lượng, đạt chuẩn nghề nghiệp và đồng bộ về cơ cấu.

Tăng cường tuyên truyền về chủ trương, quan điểm của Đảng, pháp luật nhà nước về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đầu tư phát triển giáo dục đến cộng đồng xã hội, từ đó có những hành động cụ thể, thiết thực góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Trong đó, ngành giáo dục có vai trò nòng cốt trong công tác tuyên truyền thông qua kết quả các hoạt động trong nhà trường, đặc biệt là về chất lượng giáo dục.

Tập trung các nguồn lực để giải quyết những khó khăn về giáo viên; cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học đáp ứng từng bước yêu cầu hiện đại hóa trong giáo dục, quan tâm công tác quản lý, sử dụng và sửa chữa CSVC; huy động các nguồn đầu tư xây dựng CSVC, trang thiết bị trong nhà trường theo quy định.

Thực hiện đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học chú trọng phát triển khả năng của học sinh, tạo mọi điều kiện cho học sinh trải nghiệm; vận dụng, kết hợp linh hoạt giữa phương pháp hiện đại với truyền thống.

Tiếp tục triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch theo đề án của Bộ Giáo dục về việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới.

36

đẩy mạnh hoạt động của trung tâm học tập cộng đồng, đa dạng hóa phương thức học tập đáp ứng nhu cầu nâng cao hiểu biết và tạo cơ hội học tập suốt đời cho người dân và xây dựng xã hội học tập.

Tiếp tục phát huy vai trò trách nhiệm người đứng đầu; đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết 29/NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” và thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện đề ra.

Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo đồng bộ về cơ cấu, vững vàng về chính trị và chuyên môn. Chú trọng nâng cao đạo đức nghề nghiệp, tác phong và tư cách của đội ngũ nhà giáo để làm gương cho học sinh.

Tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên; tăng cường tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; hỗ trợ, khuyến khích giáo viên theo học các lớp bồi dưỡng trên chuẩn theo quy định. Đổi mới hoạt động chuyên môn, trao đổi kinh nghiệm giữa các trường, cụm trường. Tích cực phối hợp với cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể địa phương trong công tác giáo dục, hạn chế thấp nhất các tệ nạn xã hội như bạo lực học đường, tỷ lệ học sinh bỏ học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt dộng tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện đăk song tỉnh đăk nông (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)