Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá, đổi mới phương pháp dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt dộng tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện đăk song tỉnh đăk nông (Trang 36 - 38)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.5. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá, đổi mới phương pháp dạy

dạy học

Kiểm tra, đánh giá các hoạt động tổ chuyên môn là nhiệm vụ của Hiệu trưởng, CBQL, nhằm tạo điều kiện động viên để các tổ chuyên môn thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục.

Trong công tác kiểm tra, đánh giá cần tránh tình trạng giao khoán, qua loa đại khái. Sau khi kiểm tra nhất thiết phải đánh giá, xếp loại, rút kinh nghiệm, đồng thời kịp thời động viên, khen thưởng hoặc kiểm điểm, kỷ luật.

Quá trình dạy học trong nhà trường hiện đang tồn tại mâu thuẫn một bên là khối lượng tri thức ngày càng tăng lên, phức tạp hơn với thời lượng học tập có hạn, việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh để từ đó bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, hình thành khả năng học tập suốt đời là một nhu cầu tất yếu trong các nhà trường.

Khi nói đến vai trò kiểm tra đánh giá trong giáo dục G.K.Killer (1977) đã khẳng định: “Thay đổi một chương trình hoặc kỹ thuật giảng dạy mà không thay đổi hệ thống đánh giá, chắc chắn là chẳng đi đến đâu. Thay đổi hệ thống đánh giá mà không thay đổi chương trình giảng dạy, có thể có một tác động đến bản chất việc học tập và chất lượng học tập lớn hơn là làm một sửa đổi chương trình mà không làm thay đổi gì cách đánh giá”. [12]

26

có lãnh đạo”. bởi theo Người: “Có kiểm tra mới huy động được tinh thần tích cực và lực lượng to tát của nhân dân, mới biết rõ năng lực và khuyết điểm của cán bộ, mới sửa chữa và giúp đỡ kịp thời”. [13]

Người cũng khẳng định: “…không phải ngày nào cũng kiểm tra, nhưng thường thường kiểm tra để giúp họ rút kinh nghiệm sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm”. [14]

Giáo dục phổ thông nước ta đang thực hiện bước chuyển từ giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh làm được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, phải đổi mới cách tiếp cận các thành tố của quá trình dạy học, trong đó chú trọng đến các biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học dựa theo lý thuyết quản lý sự thay đổi.

Quản lý sự thay đổi thực chất là kế hoạch hóa và chỉ đạo triển khai sự thay đổi để đạt được mục tiêu đề ra. Quản lý đổi mới phương pháp dạy học trong trường trung học dựa theo quản lý sự thay đổi thường trải qua ba giai đoạn.

Giai đoạn chuẩn bị đổi mới phương pháp dạy học: Là giai đoạn chuẩn bị tâm thế cho mọi thành viên sẵn sàng và có đủ khả năng để thực hiện việc đổi mới phương pháp dạy học: Về thái độ, kiến thức, kỹ năng tạo động cơ thay đổi và tạo cảm giác an toàn để họ sẵn sàng cho thay đổi. Chuẩn bị các điều kiện tối thiểu để triển khai đổi mới phương pháp dạy học.

Giai đoạn thực hiện đổi mới phương pháp dạy học:Tiến hành thay đổi theo một lộ trình xác đáng (phù hợp với điều kiện, nguồn lực và mức độ phát triển của nhà trường cũng như trong một bối cảnh cụ thể liên quan trực tiếp đến nhà trường) với lưu ý việc tạo động lực và giảm sự phản ứng khi thực hiện thay đổi. Đánh giá kết quả thực hiện thay đổi (có thể đánh giá theo từng giai đoạn) và điều chỉnh nếu thấy cần thiết. Thực chất đây là giai đoạn triển khai kế hoạch đã được lập.

27

Giai đoạn phát triển bền vững kết quả đổi mới phương pháp dạy học:

Xóa bỏ các rào cản, hỗ trợ thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học. Tìm các biện pháp duy trì “cái thay đổi” đã đạt được để nhà trường phát triển bền vững với những “cái mới” đã hình thành, tức là duy trì “cái mới” đã đạt được.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt dộng tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện đăk song tỉnh đăk nông (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)