Thực trạng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt dộng tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện đăk song tỉnh đăk nông (Trang 49 - 51)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Thực trạng đội ngũ tổ trưởng chuyên môn

Tổ trưởng chuyên môn được bổ nhiệm theo quy định tại Điều 16, Điều lệ trường trung học, về cơ bản đội ngũ này được xây dựng phần lớn xuất phát từ giáo viên mà ra. Đây là những người có uy tín, có kinh nghiệm và năng lực chuyên môn tốt, được tập thể, giáo viên tín nhiệm. Tuy nhiên phần lớn đội ngũ tổ trưởng chuyên môn trưởng thành từ giáo viên khi được bổ nhiệm thường chưa kinh qua các lớp bồi dưỡng về công tác quản lý; mà chủ yếu là vừa làm vừa học. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho công tác hoạt động ở các tổ chuyên môn chưa đi vào chiều sâu. Khi được hỏi về công tác bổ nhiệm tổ trưởng chuyên môn qua phiếu khảo sát cho thấy về phần lớn trả lời bao gồm hai ý kiến đó là lấy ý kiến của giáo viên sau đó Hiệu trưởng ra quyết định, điều này thể hiện được có sự tập trung, dân chủ trong công tác nhân sự. Đây cũng là cơ sở tạo sự đồng thuận cao trong công tác.

Bảng 2.2. Kết quả khảo sát về quy trình bổ nhiệm TTCM

TT Hình thức bổ nhiệm CBQL TTCM, GV

SL % SL %

1 Hiệu trưởng quyết định 0 0 % 5 5,4 %

2 Lấy ý kiến của GV 1 12,5 % 0 0 %

3 Cả hai ý kiến trên 7 87,5 % 87 94,5 %

4 Ý kiến khác 0 0 % 0 0 %

39

quản lý cho các TTCM có hơn 75% trả lời chưa được tham gia lớp tập huấn, bồi dưỡng nào, qua đó một phần nào phản ánh được chất lượng trong công tác quản lý (phụ lục 2.bảng 2.9). Vì vậy, người Hiệu trưởng, CBQL phải biết phát huy vai trò của tổ trưởng chuyên môn. Phải xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của họ trong công tác quản lý, trong đó cần xác định các nhiệm vụ chính của người tổ trưởng chuyên môn gồm:

2.3.2.1. Đối với giáo viên

Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tháng, học kỳ và cả năm học, nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động khác theo kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình môn học của Bộ Giáo dục và Đào tạo và kế hoạch năm học của nhà trường;

Xây dựng kế hoạch cụ thể dạy chuyên đề, tự chọn, ôn thi tốt nghiệp, bồi dưỡng HSG, phụ đạo học sinh yếu;

Có kế hoạch về sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học đúng theo phân phối chương trình;

Hướng dẫn xây dựng việc thực hiện kế hoạch cá nhân, bao gồm các hoạt động: soạn giảng giáo án lên lớp, bồi dưỡng, phụ đạo, sử dụng đồ dùng, thiết bị; công tác nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm (SKKN);

Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên trong tổ, trong đó chú trọng việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, ứng dụng CNTT, sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học;

Điều hành hoạt động của tổ (tổ chức các cuộc họp tổ theo định kỳ quy định về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và các hoạt động giáo dục khác; lưu trữ hồ sơ của tổ; thực hiện báo cáo cho Hiệu trưởng theo quy định);

Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên; dự giờ giáo viên trong tổ theo quy định (4 tiết/giáo viên/năm học); Đánh giá, xếp loại, đề xuất khen thưởng, kỷ luật giáo viên.

40

2.3.2.2. Đối với học sinh

Nắm được kết quả học tập của học sinh thuộc bộ môn quản lý để có biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục;

Đề xuất, xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động nội, ngoại khóa để thực hiện mục tiêu giáo dục;

Các hoạt động khác (theo sự chỉ đạo, phân công)

Người tổ trưởng chuyên môn trong nhà trường THPT rất quan trọng, để thực hiện tốt việc điều hành, tổ chức một cách trôi chảy đòi hỏi phải có năng lực và trách nhiệm cao, cần được đào tạo cơ bản để đáp ứng nhiệm vụ và yêu cầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt dộng tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện đăk song tỉnh đăk nông (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)