Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt dộng tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện đăk song tỉnh đăk nông (Trang 84 - 87)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.5. Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học

3.3.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Nâng cao chất lượng đào tạo là một nhu cầu bức thiết của xã hội ngày nay, là sự sống còn có tác động mạnh mẽ đến chất lượng đào tạo nguồn lực cho phát triển xã hội. Trong rất nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo thì giải pháp đổi mới phương pháp dạy học được xem là khâu vô cùng quan trọng. Thực trạng phương pháp dạy học ngày nay phần lớn vẫn là phương pháp thuyết trình với quan điểm: “Lấy người dạy làm trung tâm”, thực tế này hiện tại đã không còn phù hợp. Để phát triển nguồn lực có chất lượng cao đòi hỏi phải đổi mới theo hướng hội nhập, xây dựng xã hội học tập, phát triển toàn diện năng lực, thể chất, nhân cách, đạo đức, lối sống, ý thức tôn trọng pháp luật và trách nhiệm công dân. Một trong những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực là phải đổi mới phương pháp dạy học. Có nhiều hình thức đổi mới phương pháp dạy học mà xã hội ngày nay yêu cầu phải đổi mới trong nhà trường như: đổi mới phương pháp dạy học của người

74

thầy bắt nguồn từ yêu cầu học tập của người học; thay đổi theo yêu cầu của việc học tập tích cực; đổi mới phương pháp dạy học bắt nguồn từ sự thay đổi nhận thức của người dạy…

3.3.5.2. Nội dung của biện pháp

Để làm tốt việc đổi mới phương pháp dạy học người Hiệu trưởng cần chú ý một số bước quan trọng trong công tác đổi mới phương pháp dạy học là:

- Xây dựng kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học: Vấn đề đầu tiên là cần xác định được trạng thái hiện tại của nhà trường, đó thực chất là đánh giá thực trạng của nhà trường. Việc xác định đúng trạng thái hiện tại giúp nhà trường đề ra được lộ trình, xây dựng được kế hoạch rõ ràng và có giải pháp phù hợp. Việc xây dựng một kế hoạch rõ ràng giúp định hướng các quyết định và hướng tất cả mọi người cùng hành động vì một mục đích chung.

- Lựa chọn nhân sự đổi mới phương pháp dạy học: Cần phải lựa chọn nhân sự để thành lập được nhóm thực nghiệm, đây là những nhân tố quan trọng đảm bảo sự thành công trong đổi mới. Lực lượng đổi mới phải đảm bảo 4 yếu tố: Quyền hạn (có nhiều cá nhân chủ chốt, kể cả CBQL); Chuyên môn (những người có kinh nghiệm, năng lực cao về chuyên môn, nghiệp vụ); Sự tin cậy (gồm những người có đủ uy tín); Có khả năng lãnh đạo.

- Tuyên truyền, phổ biến kế hoạch đổi mới PPDH: Kế hoạch đổi mới phương pháp dạy học phải được tuyên truyền, phổ biến sâu rộng trong toàn thể đơn vị; nhằm nâng cao nhận thức của tất cả mọi người về tính cấp bách phải đổi mới phương pháp dạy học; tạo ra sự đồng thuận, ủng hộ của mọi thành viên trong nhà trường, mọi lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng tham gia quá trình đổi mới PPDH của nhà trường; cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tuyên truyền cho mọi người cùng thấy được sự cần thiết và lợi ích của việc đổi mới PPDH.

75

- Đánh giá, điều chỉnh kế hoạch: Đổi mới PPDH là một công việc thường xuyên, liên tục trong nhà trường nhằm tìm ra những ưu, khuyết điểm để kịp thời điều chỉnh, bổ sung kế hoạch. Việc đánh giá cần được thực hiện trong suốt quá trình đổi mới và kể cả khi kết thúc một phương pháp.

Việc đổi mới cần thực hiện qua các nội dung:

- Tăng cường bồi dưỡng giáo viên thông qua sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học;

- Đổi mới PPDH thông qua việc đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh; - Giao quyền tự chủ cho tổ chuyên môn xây dựng và thực hiện chương trình giáo dục;

- Đổi mới việc dự giờ, đánh giá giờ dạy của giáo viên;

- Đổi mới cách tiếp cận các điều kiện vật chất hỗ trợ quá trình dạy học. Nội dung và cách thức thực hiện quản lý việc tổ chức đổi mới PPDH của bộ môn, là việc tổ chức cho tổ trưởng CM và GV nghiên cứu các văn bản, chương trình nhằm nâng cao chất lượng dạy học. CBQL cần tăng cường nắm bắt tình hình, đi sâu vào các hoạt động của tổ CM, xây dựng nề nếp chuyên môn giúp cho hoạt động TCM đi đúng định hướng, mục tiêu.

3.3.5.3. Tổ chức thực hiện

Đổi mới phương pháp dạy học là nhiệm vụ cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển. Việc đổi mới phải được bắt đầu từ đổi mới tư duy, nhận thức và hành động; đổi mới từ đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đến đội ngũ tổ trưởng chuyên môn, giáo viên. Đổi mới từ nội dung, hình thức đến phương pháp. Có thể nói việc đổi mới phương pháp chỉ là một trong các nội dung đổi mới, tuy nhiên đây là nội dung quan trọng cần được quan tâm đúng mức để thay đổi cách thức giảng dạy từ trước đến nay. Muốn vậy, người CBQL cần có lộ trình, kế hoạch, thông qua tổ chuyên môn để giáo viên thực hiện hiệu quả, có chất lượng, đúng mục tiêu,

76 định hướng đã đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) biện pháp quản lý hoạt dộng tổ chuyên môn ở các trường trung học phổ thông huyện đăk song tỉnh đăk nông (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)