7. Cấu trúc luận văn
1.2.2 Phát ngôn ngữ vi
Theo GS.TS Đỗ Hữu Châu, phát ngôn ngữ vi là phát ngôn – sản phẩm của hành vi ở lời nào đó khi hành vi này được thực hiện một cách trực tiếp, chân thực. Phát ngôn ngữ vi có một kết cấu lõi đặc trưng cho hành vi ở lời tạo ra nó. Lõi đó được gọi là biểu thức ngữ vi. Theo Austin: “Phát ngôn ngữ vi là
những phát ngôn mà khi người ta nói chúng ra thì đồng thời người ta thực hiện ngay cái việc được biểu thị trong phát ngôn” [8, tr88].
Ví dụ: Hột vịt lộn đây! Bánh mì nóng đây!
Lời rao khuyết lệnh khi được phát ngôn ra thì nó đã thực hiện việc thu hút sự chú ý của người đi đường về phía người bán hàng.
Austin đã phân biệt hai loại phát ngông ngữ vi: Phát ngôn ngữ vi tường minh và phát ngôn ngữ vi nguyên cấp.
+ Phát ngôn ngữ vi tường minh là những phát ngôn có động từ ngữ vi dùng theo hiệu lực ngữ vi.
Ví dụ: Em chào anh Hai!
Mình hứa sẽ về dự đám cưới cậu.
+ Phát ngôn ngữ vi nguyên cấp là những phát ngôn ngữ vi không có động từ ngữ vi.
Ví dụ: Anh Hai! (Hành vi chào thu hút sự chú ý) Mình sẽ về dự đám cưới cậu. (Hành vi hứa)
Trong thực tế sử dụng có những phát ngôn ngữ vi trùng với biểu thức ngữ vi và có những phát ngôn ngữ vi lớn hơn biểu thức ngữ vi. Có nghĩa là
ngoài cái lõi là biểu thức ngữ vi còn có những thành phần mở rộng. Có thể là thành phần nêu lí do, giải thích...
Ví dụ: Em có thời gian không? Mình đi xem phim nhé.
Phát ngôn trên có lõi là một biểu thức ngữ vi “Mình đi xem phim nhé” và thành phần mở rộng “em có thời gian không”.
Từ trước đến nay thành phần mở rộng trong các phát ngôn ngữ vi ít được chú ý. Tuy nhiên, đây lại là thành phần rất quan trọng đem lại hiệu quả cao trong quá trình giao tiếp. Trong hành vi “thu hút sự chú ý” phần mở rộng trong một số trường hợp cũng được sử dụng để tăng hiệu quả sử dụng của hành vi.