Các đơn vị hội thoại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi ngôn ngữ thu hút sự chú ý trong tiếng việt (Trang 29 - 32)

7. Cấu trúc luận văn

1.3.1 Các đơn vị hội thoại

Hai chức năng cơ bản quan trọng nhất của ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp và phương tiện tư duy. Hai chức năng này của ngôn ngữ thường xuyên được sử dụng trong hội thoại. “Hội thoại là hình thức giao tiếp thường xuyên,

phổ biến của ngôn ngữ, nó cũng là cơ sở của các hoạt động ngôn ngữ khác”

[8, tr. 201]. Trong giao tiếp hội thoại luôn có sự hồi đáp giữa người nói và người nghe, không chỉ nguời nói và người nghe tác động lẫn nhau mà lời của từng người cũng có tác động đến bản thân họ. Hội thoại có thể diễn ra giữa hai người (song thoại), ba người (tam thoại), nhiều người (đa thoại). Dạng cơ bản nhất của hội thoại là song thoại.

Lí thuyết hội thoại Thụy Sĩ - Pháp đã cho rằng, hội thoại là một tổ chức tôn ti như một tổ chức đơn vị cú pháp. Bao gồm các đơn vị cấu trúc như sau:

+ Cuộc thoại + Đoạn thoại + Cặp thoại + Tham thoại

Trong các đơn vị trên thì ba đơn vị đầu có tính chất lưỡng thoại, có nghĩa là được hình thành do quá trình vận động trao đáp của các nhân vật hội thoại. Hai đơn vị sau (tham thoại và hành vi ngôn ngữ) có tính chất đơn thoại, có nghĩa là do một người nói ra.

+ Cuộc thoại: Là đơn vị hội thoại bao trùm, lớn nhất. Cuộc thoại có thể xoay quanh một đề tài, một mục đích hay có thể gồm nhiều đề tài, nhiều mục đích khác nhau. Một cuộc thoại được xác định khi có: Sự thống nhất về nhân vật hội thoại (người tham gia hội thoại thay đổi thì cuộc thoại thay đổi); sự thống nhất về môi trường hội thoại (thống nhất về thời gian, địa điểm); sự thống nhất về chủ đề;...

+ Đoạn thoại: Là một bộ phận của cuộc thoại. “Đoạn thoại là một mảng diễn ngôn do một cặp trao đáp liên kết chặt chẽ với nhau về ngữ nghĩa hoặc ngữ dụng” [8, tr.313]. Có thể phân chia đoạn thoại thành đoạn mở thoại,

đoạn thân thoại và đoạn kết thoại. Các hành vi ngôn ngữ như chào khi gặp mặt, hỏi thăm sức khỏe, chào tạm biệt, hứa hẹn gặp nhau lần sau,...là dấu hiệu của các đoạn mở thoại và kết thoại.

+ Cặp thoại (cặp trao đáp): Là đơn vị lưỡng thoại nhỏ nhất, cũng tức là cặp kế cận, gồm một tham thoại dẫn nhập và một tham thoại hồi đáp.

Ví dụ: SP1: - Xe!

SP2: - Đây! (Người ngựa và ngựa người – Nguyễn Công Hoan) Tuy nhiên, cũng có những cặp thoại chỉ có một tham thoại và người ta gọi trường hợp này là cặp thoại hẫng.

Ví dụ: SP1: - Anh có mệt không? SP2:...

Cũng có những trường hợp cặp thoại có ba tham thoại. Tham thoại thứ ba là kết thúc hay đáp lại một lời hồi đáp, đánh giá.

Ví dụ: SP1: - Nghỉ hè rồi cậu có đi du lịch không? SP2: - Mình đi Phú Quốc.

SP1: - Thật á!

Thông thường một cặp thoại gồm có: một tham thoại chủ hướng có chức năng dẫn nhập ( tham thoại dẫn nhập), một tham thoại có chức năng hồi đáp (tham thoại hồi đáp).

+ Tham thoại: GS.TS Đỗ Hữu Châu cho rằng “tham thoại là phần đóng góp của từng nhân vật hội thoại vào một cặp thoại nhất định” [8,

tr.316]. Theo lí thuyết hội thoại tổ chức nội tại của tham thoại là do một hoặc một số hành vi ngôn ngữ tạo nên. Tham thoại trong một cặp thoại thường có hai loại tham thoại dẫn nhập và tham thoại hồi đáp. Tham thoại dẫn nhập là tham thoại thứ nhất của cặp thoại, đưa ra những hiệu lực ở lời buộc người nghe phải hồi đáp lại bằng những hành vi tương ứng với nó.

Ví dụ: SP1 – Cho tớ mượn quyển sách nhé! (tham thoại dẫn nhập) SP2 - Ừ cậu lấy đi. (tham thoại hồi đáp)

Tham thoại hồi đáp có chức năng hồi đáp: Nếu thỏa mãn đích ở lời của tham thoại dẫn nhập thì đó là hồi đáp tích cực, ngược lại khi tham thoại hồi đáp đi ngược lại với đích của tham thoại dẫn nhập ta sẽ có hồi đáp tiêu cực.

Ví dụ: (1) SP1 – Bác Hai dạo này có khỏe không?

SP2 – Cảm ơn chị, tôi khỏe. (hồi đáp tích cực) (2) SP1 – Anh vẫn khỏe chứ?

SP2 – Không cần cô quan tâm. (hồi đáp tiêu cực)

Dựa vào đặc điểm, tính chất của tham thoại hồi đáp người ta chia cặp thoại ra thành hai nhóm: Cặp thoại tích cực (có chứa tham thoại hồi đáp tích cực), cặp thoại tiêu cực (có chứa tham thoại hồi đáp tiêu cực).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi ngôn ngữ thu hút sự chú ý trong tiếng việt (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)