7. Cấu trúc luận văn
2.3.3 Thu hút sự chú ý bằng các từ chỉ ngôi đối
Khi sử dụng ngôi đối trong giao tiếp để thu hút sự chú ý, ngôi đối thường được sử dụng một cách độc lập không kết hợp với thành phần nào khác, nên thường hành vi thu hút sự chú ý khi dùng ngôi đối có tính chất trung hòa.
Ví dụ: - Thao ơi, tao tự tử đây. (NCH, TTT) - Bác Độ, ba ơi! Bác Độ!... (NC, ĐM)
Với cách sử dụng ngôi đối này chúng ta có thể phân thành một số loại sau: + Ngôi đối là tên riêng: dùng tên riêng để thu hút sự chú ý thường diễn ra giữa những người cùng trang lứa hoặc người vai trên nói với người vai dưới, người lớn tuổi nói với người nhỏ tuổi.
Ví dụ: - Lý Cường đâu! Tội mày đáng chết. (NC, CP) - Viển, mày vét nốt mà ăn đi. (NC, CM)
- Ngạn ơi! Con nên thương bà một tí...(NC, NNTSS)
+ Ngôi đối là từ chỉ quan hệ thân thuộc (quan hệ gia đình): “Ông, bà, cha, mẹ, chú, bác, cô, dì, v.v...” Ngoài ra một số từ chỉ quan hệ xã hội gần gũi như : “thầy, cô” cũng được sử dụng như ngôi đối để thu hút sự chú ý. Phần lớn các danh từ chỉ quan hệ thân thuộc đều có thể dùng làm lời hô gọi, khi dùng như vậy chúng có thể đứng độc lập thực hiện chức năng của mình hoặc cũng có thể kết hợp với các từ hô hiệu “thưa, bẩm, trinh, ơi, ạ,...”
Ví dụ: - Mẹ ơi!....(NC, MN)
- Bẩm bà đi chợ về!... (NC, MBN)
- Bẩm bà, con lên chơi với cháu. (NC, MBN)
- Em, em tên là thằng Cu à? (NCH, ACTNBĐA)
+ Cấu trúc “Từ chỉ quan hệ thân thuộc + tên riêng”: Tên riêng đầy đủ của người Việt thường có ba bộ phận họ, tên đệm và tên. Thường trong giao tiếp hằng ngày người ta ít dùng một cách đầy đủ cả ba bộ phận mà chỉ dùng tên không kèm theo họ và tên đệm (chữ lót). Ngoài cách thu hút sự chú ý bằng gọi tên riêng, chúng ta có thể kết hợp gọi tên kèm theo từ chỉ quan hệ thân thuộc như: “ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, chú, bác, cô, dì, v.v....”. Cách kết hợp như
vậy chỉ sử dụng khi không cần phải thể hiện sự lễ phép, lịch sự trong giao tiếp. Ví dụ: Anh Điệp, chị em hỏi gì. (NCH,TLL)
- Cô Lan, cô có biết tôi là ai không. (NCH, TLL)
- Chú Hải, chú về khi nào?
+ Ngôi đối là từ chỉ nghê nghiệp, chức tước: Tất cả những từ chỉ nghề nghiệp như: Bác sĩ, kĩ sư, y tá, thầy, cô,...; các từ chỉ chức tước: Bệ hạ, công chúa, quý phi, giám đốc,....đều có thể đứng độc lập và trở thành tín hiệu thu hút sự chú ý.
Ví dụ: - Bác sĩ, con tôi thế nào rồi. - Giám đốc, anh không sao chứ?
Để tăng thêm phần lịch sự trong giao tiếp chúng ta có thể kết hợp từ chỉ nghề nghiệp, chức tước với từ chỉ quan hệ thân thuộc ở phía trước.
Ví dụ: - Bác kĩ sư, bản vẽ này xem thế nào? - Chị y tá, cho tôi nhờ chút việc.
+ Cấu trúc “loại từ chỉ người + kia”: Cấu trúc này thường chỉ dùng khi kẻ bề trên tỏ vẻ kể cả. Vì các từ chỉ người ở đây thường có sắc thái khinh thị :
“ lão, thằng, con, tên, bà già...”
Ví dụ: - Con mẹ kia, có im mồm không? (NCH, BĐC)
- Thằng kia, mầy còn vác mặt về đây làm gì? (KH, GĐ)
- Thằng kia! Ông tưởng mày chết đêm qua, còn sống đấy à? (NTT, TĐ)
+ Cấu trúc “ngôi đối + một số định ngữ chỉ thái độ tình cảm”: Khi viết thư từ, đơn trương, phần mở đầu, lời nói đầu cũng có thể xem là tín hiệu thu hút sự chú ý. Ngôi đối ở đây thường có các định ngữ chỉ thái độ tình cảm. Các định ngữ này cũng có thể kết hợp lại thành từ ghép hai âm tiết: thân mến,
thân thương, yêu mến, thân yêu, yêu thương, ...Tạo nên lối nói thân thuộc (
“ngôi đối” + thân yêu/mến...của “ngôi chủ”) Ví dụ: Anh Thao thân mến!
Em thân yêu!
Chị Hòa thương mến! Anh thân yêu của em!
Cách thu hút sự chú ý bằng tín hiệu này thường không sử dụng trong giao tiếp hằng ngày, có chăng chỉ sử dụng khi tỏ vẻ nũng nịu, kiểu cách hoặc giễu cợt.