Cấu trúc ngữ pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi ngôn ngữ thu hút sự chú ý trong tiếng việt (Trang 41 - 42)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.2 Cấu trúc ngữ pháp

2.2.2.1 Câu đặc biệt

Câu thể hiện hành vi thu hút sự chú ý chủ yếu là câu đặc biệt. Câu đặc biệt là câu không có quan hệ chủ ngữ, vị ngữ. Câu đặc biệt được tạo thành từ một từ hoặc một cụm từ, các từ loại thường gặp ở đây thường là danh từ, động từ hoặc tính từ. Câu đặc biệt trong hành vi thu hút sự chú ý có sự khác biệt là không có trung tâm cú pháp chính là tính từ, mà chỉ có danh từ, động từ, đại từ, cảm từ.

Câu đặc biệt là danh từ, có thành phần trung tâm là một danh từ. Trong hành vi thu hút sự chú ý, danh từ thường là những từ chỉ quan hệ thân thuộc và tên riêng.

Ví dụ: - Vũ! Anh đừng làm như vậy.

Ngoài ra, còn có các danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp, chỉ người.

Ví dụ: Bác sĩ! Bác sĩ, em tôi thế nào rồi?

Câu đặc biệt – danh từ, chỉ sự tồn tại của sự vật, nêu lên sự vật, hiệng tượng đang diễn ra tại một thời gian, địa điểm cụ thể. Nhưng khi được sử dụng trong hành vi thu hút sự chú ý thì câu đặc biệt – danh từ, được dùng làm lời gọi, dùng làm biển đề tên các cơ quan, địa điểm, v.v... tên các báo, đầu đề thư từ, v.v...

Ví dụ: - Thắng! Mày về khi nào?

Câu đặc biệt có trung tâm cú pháp chính là động từ, đại từ, cảm từ khi thực hiện hành vi thu hút sự chú ý đều dùng làm lời gọi đáp. Với câu đặc biệt có thành phần cú pháp chính là cảm từ chỉ do ngữ tối giản (một từ) tạo thành. Ví dụ: - Này! Tri ạ, cái mặt anh trông thế nào ấy. Quả thực không chơi được! (NC, CMKCĐ)

- Alô! Luân đây, ai đấy? (NDTL, VBLN)

Một câu đặc biệt bình thường có thể có thành phần phụ nhưng câu đặc biệt thực hiện hành vi thu hút sự chú ý thì không có thành phần phụ. Khi đứng

độc lập thì gọi là câu đặc biệt, khi đứng trong cấu trúc lớn hơn thì biến thành thành phần phụ của câu.

Ví dụ: - Báo cáo chỉ huy!

- Báo cáo chỉ huy, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ. - Ê! Mày đi thật à?

- Ê, phụ một tay nhanh đi.

Vì câu đặc biệt khi thực hiện hành vi thu hút sự chú ý không có thành phần phụ. Nên khi các ngữ đặc biệt trở thành thành phần phụ của câu phải phụ thuộc vào bối cảnh và mục đích giao tiếp.

2.2.2.2 Câu dưới bậc

Câu dưới bậc là biến thể của câu đơn nhưng không mang đầy đủ các đặc trưng cần yếu của câu. Câu dưới bậc có ngữ điệu kết thúc tự lập nhưng không tự lập về cấu tạo ngữ pháp và ngữ nghĩa.

Diệp Quang Ban, trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông” đã phân

loại câu dưới bậc, trong đó có loại “câu khuyết chủ ngữ là câu ngữ vi (hành

ngôn) dùng chúc tụng, cầu mong, chào...”. Đây chính là phạm vi câu dưới

bậc của hành vi thu hút sự chú ý.

Câu khuyết chủ ngữ là những câu đơn hai thành phần trong đó có vật

đáng nhẽ được gọi tên để làm chủ ngữ trong câu thì lại vắng mặt. Ví dụ: - Bẩm bà lớn, là lòng thương người và lòng hi sinh. (NL, NCX)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi ngôn ngữ thu hút sự chú ý trong tiếng việt (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)