7. Cấu trúc luận văn
3.1.3 Quan hệ liên cá nhân với văn hóa giao tiếp
Trong giao tiếp, sự tương tác giữa các nhân vật giao tiếp là rất quan trọng. Tương tác là một hoạt động tác động, làm tổn hại hay duy trì các mối quan hệ giữa người nói và người nói và người nghe trong giao tiếp mặt đối mặt (face to face). Các mối quan hệ được hình thành trong quá trình giao tiếp giữa người nói và người nghe bằng lời nói được gọi là quan hệ liên các nhân.
Theo giáo sư Đỗ Hữu Châu, quan hệ này gồm có hai trục. Quan hệ ngang và quan hệ dọc.
+ Quan hệ ngang: Là quan hệ thể hiện về khoảng cách giữa những người đối thoại, gần hoặc xa. Về mặt khoảng cách, thì mối quan hệ này có thể điều chỉnh được. Có những dấu hiệu phi lời, kèm lời và bằng lời để đánh dấu tình trạng quan hệ giữa những người đối thoại.
+ Quan hệ dọc: Là khoảng cách thể hiện vị thế giao tiếp giữa những người tham gia hội thoại. Vị thế của người giao tiếp ở đây cũng được thể hiện bằng các dấu hiệu phi lời, kèm lời và bằng lời (dấu hiệu ngôn ngữ). Các dấu hiệu ngôn ngữ gồm: các cách thức xưng hô, tổ chức các lượt lời, tổ chức cấu trúc tương tác hội thoại, các hành vi ngôn ngữ. Vị thế giao tiếp của các nhân vật thường không bình đẳng vì: tuổi tác, địa vị, giới tính, quan hệ trong gia đình, v.v...
Khi nghiên cứu hành vi thu hút sự chú ý, chúng tôi chú ý đến các từ xưng hô trong tiếng Việt. Chúng bao hàm cả hai mối quan hệ liên cá nhân
trong giao tiếp. Chính những mối quan hệ này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lịch sự của các nhân vật khi tham gia giao tiếp bằng ngôn ngữ.