7. Cấu trúc luận văn
2.2 ĐẶC TRƯNG CỦA HÀNH VI THU HÚT SỰ CHÚ Ý
2.2.1 Đặc trưng về từ loại
Từ tiếng Việt rất đa dạng và phong phú, mỗi từ có một nghĩa riêng nhưng vẫn có thể tìm thấy những nét giống nhau về ý nghĩa khái quát và đặc điểm cú pháp ở các từ. Từ ý nghĩa và đặc điểm ngữ pháp có thể phân chia từ tiếng Việt thành một số loại từ sau: danh từ, động từ, tính từ, số từ, đại từ, phụ từ, quan hệ từ, trợ từ, thán từ.
Trong hành vi thu hút sự chú ý, từ thu hút sự chú ý chủ yếu thuộc các loại từ sau: đại từ, trợ từ, thán từ, động từ, danh từ. Các từ loại tính từ, phụ từ, số từ, quan hệ từ không thể thu hút sự chú ý. Các từ dùng để thu hút sự chú ý thường được chia làm hai loại chính.
+ Loại thứ nhất: Là các từ có thể tự mình tạo nên một hành vi thu hút sự chú ý mà không cần thêm một từ nào khác. Đó là các từ hô gọi: Này, ê, kìa, alô, đây, đấy, xin lỗi, thế nào; các từ chỉ tên riêng, chỉ quan hệ thân thuộc (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em,...); từ chỉ nghề nghiệp, chức tước (bác sĩ, kĩ sư, y tá,...). Ví dụ: - Bác sĩ, con tôi sắp sinh rồi.
- Ê, đi đâu đấy.
- Lan, Lan đấy phải không?
- Đây, nhờ ông làm ơn cho tôi. (NCH, TCKHTLS II)
+ Loại thứ hai: là các từ thu hút sự chú ý nhưng không thể một mình tạo nên hành vi mà phải đi kèm, kết hợp với các từ khác. Gồm các từ như: Thưa, bẩm, trình, ạ, ơi, hỡi, bớ, v.v...
Ví dụ: - Ối giời ơi! Nó ăn cắp khoai của tôi! (NCH, BNĐ)
- Lạy quan lớn, quả tình con không biết việc cướp đêm qua.
(NCH, TĂC)
Tất cả các từ còn lại của tiếng Việt, thực hiện các chức năng khác trong hoạt động giao tiếp và tư duy, không có chức năng chuyên biệt là hô gọi, chúng không bao giờ được dùng độc lập để thu hút sự chú ý hoặc có các yếu tố hô gọi hỗ trợ.
Nói đến từ loại, chúng ta không thể không nói đến hiện tượng chuyển di từ loại. Hiện tượng chuyển loại trong tiếng Việt chủ yếu diễn ra ở các phạm vi sau: Từ lớp thực từ này chuyển sang lớp thực từ khác; từ danh từ chuyển sang động từ, tính từ và ngược lại; từ thực từ chuyển sang hư từ; từ lớp hư từ này sang lớp hư từ khác. Trong hành vi thu hút sự chú ý đa số không thay đổi từ loại trong câu, chỉ có một số từ khi thay đổi vị trí thì có sự chuyển loại.
Ví dụ: Từ “này”
Đứng sau danh từ thì nó là đại từ:- Anh này, anh đợi em một lát.
Đứng trước danh từ thì sẽ là trợ từ: - Này chị, chị làm như vậy là
không được.
2.2.2 Cấu trúc ngữ pháp
2.2.2.1 Câu đặc biệt
Câu thể hiện hành vi thu hút sự chú ý chủ yếu là câu đặc biệt. Câu đặc biệt là câu không có quan hệ chủ ngữ, vị ngữ. Câu đặc biệt được tạo thành từ một từ hoặc một cụm từ, các từ loại thường gặp ở đây thường là danh từ, động từ hoặc tính từ. Câu đặc biệt trong hành vi thu hút sự chú ý có sự khác biệt là không có trung tâm cú pháp chính là tính từ, mà chỉ có danh từ, động từ, đại từ, cảm từ.
Câu đặc biệt là danh từ, có thành phần trung tâm là một danh từ. Trong hành vi thu hút sự chú ý, danh từ thường là những từ chỉ quan hệ thân thuộc và tên riêng.
Ví dụ: - Vũ! Anh đừng làm như vậy.
Ngoài ra, còn có các danh từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp, chỉ người.
Ví dụ: Bác sĩ! Bác sĩ, em tôi thế nào rồi?
Câu đặc biệt – danh từ, chỉ sự tồn tại của sự vật, nêu lên sự vật, hiệng tượng đang diễn ra tại một thời gian, địa điểm cụ thể. Nhưng khi được sử dụng trong hành vi thu hút sự chú ý thì câu đặc biệt – danh từ, được dùng làm lời gọi, dùng làm biển đề tên các cơ quan, địa điểm, v.v... tên các báo, đầu đề thư từ, v.v...
Ví dụ: - Thắng! Mày về khi nào?
Câu đặc biệt có trung tâm cú pháp chính là động từ, đại từ, cảm từ khi thực hiện hành vi thu hút sự chú ý đều dùng làm lời gọi đáp. Với câu đặc biệt có thành phần cú pháp chính là cảm từ chỉ do ngữ tối giản (một từ) tạo thành. Ví dụ: - Này! Tri ạ, cái mặt anh trông thế nào ấy. Quả thực không chơi được! (NC, CMKCĐ)
- Alô! Luân đây, ai đấy? (NDTL, VBLN)
Một câu đặc biệt bình thường có thể có thành phần phụ nhưng câu đặc biệt thực hiện hành vi thu hút sự chú ý thì không có thành phần phụ. Khi đứng
độc lập thì gọi là câu đặc biệt, khi đứng trong cấu trúc lớn hơn thì biến thành thành phần phụ của câu.
Ví dụ: - Báo cáo chỉ huy!
- Báo cáo chỉ huy, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ. - Ê! Mày đi thật à?
- Ê, phụ một tay nhanh đi.
Vì câu đặc biệt khi thực hiện hành vi thu hút sự chú ý không có thành phần phụ. Nên khi các ngữ đặc biệt trở thành thành phần phụ của câu phải phụ thuộc vào bối cảnh và mục đích giao tiếp.
2.2.2.2 Câu dưới bậc
Câu dưới bậc là biến thể của câu đơn nhưng không mang đầy đủ các đặc trưng cần yếu của câu. Câu dưới bậc có ngữ điệu kết thúc tự lập nhưng không tự lập về cấu tạo ngữ pháp và ngữ nghĩa.
Diệp Quang Ban, trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông” đã phân
loại câu dưới bậc, trong đó có loại “câu khuyết chủ ngữ là câu ngữ vi (hành
ngôn) dùng chúc tụng, cầu mong, chào...”. Đây chính là phạm vi câu dưới
bậc của hành vi thu hút sự chú ý.
Câu khuyết chủ ngữ là những câu đơn hai thành phần trong đó có vật
đáng nhẽ được gọi tên để làm chủ ngữ trong câu thì lại vắng mặt. Ví dụ: - Bẩm bà lớn, là lòng thương người và lòng hi sinh. (NL, NCX)
2.2.3 Khả năng kết hợp của từ trong phát ngôn thu hút sự chú ý
Trong các phát ngôn thu hút sự chú ý, ngoại trừ những từ có thể đứng độc lập thu hút sự chú ý thì những từ còn lại thường phải kết hợp lại với nhau. Động từ làm tín hiệu thu hút sự chú ý thường sẽ kết hợp với danh từ chỉ quan hệ thân thuộc, danh từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ...
Ví dụ: - Xin lỗi chị, xem hộ tôi mấy giờ được không? - Trình thầy, con vừa đi học về.
Đại từ làm tín hiệu thu hút sự chú ý thường kết hợp với danh từ. Ví dụ: - Lý Cường đâu! Tội mày đáng chết. (NC, CP)
Cảm từ khi làm tín hiệu thu hút sự chú ý, ngoài những từ đứng độc lập hầu hết cũng kết hợp với danh từ.
Ví dụ: - Thầy ơi! Con đau bụng quá.
- Hỡi đồng bào! Đã đến lúc phải vùng lên.
Trợ từ cũng kết hợp với danh từ khi làm tín hiệu thu hút sự chú ý. Ví dụ: - Này chú, ông Ngọc đâu? (KH, HBMT)
Như vậy, ta có thể thấy các từ loại khác khi làm tín hiệu thu hút sự chú ý đều kết hợp được với danh từ. Nhưng danh từ khi thành tín hiệu thu hút sự chú ý lại đứng độc lập hoặc kết hợp với chính danh từ.
Ví dụ: - Lan, đừng động tay vào đó.
- Bệ hạ, Người thấy trong người thế nào rồi. - Cô Lan, cô còn nhớ em không?
Xét trên bình diện cú pháp của phát ngôn, các công thức thu hút sự chú ý một số có thể sử dụng độc lập không kết hợp với ngôi đối như: Thưa, bẩm, báo cáo, tâu. Nhưng cũng có một số trường hợp không thể dùng độc lập như: bạch, trình, lạy.
Ví dụ: - Bẩm, cậu con về quê. (NL, LL)
- Báo cáo, đã xác định được mục tiêu. - Lạy cụ, dạo này cụ có khỏe không ạ?
2.2.4 Đại từ xưng hô dùng để thu hút sự chú ý
Đại từ là loại từ dùng để trỏ và thay thế sự vật, hoạt động, tính chất của sự việc. Đại từ có quan hệ mật thiết với các lớp thực từ như danh từ, động từ, tính từ. Nhưng nó không phải là thực từ đích thực. Vì bản thân đại từ không có quan hệ trực tiếp với thực tại, nó chỉ có tính chất của thực từ ở chỗ nó phản ánh mối quan hệ giữa khái niệm trong tư duy và trong thực tại một cách gián tiếp. Đại từ cũng không thuộc lớp hư từ. Đại từ chính là lớp từ có tính chất
trung gian giữa thực từ và hư từ, là loại từ trung gian giữa các loại từ cơ bản. Đại từ trong tiếng Việt gồm nhiều loại, trong đó quan trọng nhất và ảnh hưởng trực tiếp đến giao tiếp chính là đại từ xưng hô. Đại từ xưng hô có hai loại: đại từ xưng hô đích thực và đại từ xưng hô lâm thời. Đại từ xưng hô đích thực như các từ: “ tôi, tao, tớ, ta, mày, nó, hắn,, chúng tôi, chúng mày, họ, v.v...”. Đại từ xưng hô lâm thời là những danh từ chỉ người trong quan hệ thân thuộc được lâm thời dùng làm đại từ xưng hô.
Hành vi thu hút sự chú ý trong tiếng Việt thường xảy ra trực tiếp giữa người nói và người nghe cho nên phần lớn đại từ xưng hô thuộc ngôi thứ hai. Trường hợp đặc biệt, chỉ khi đại từ xưng hô kết hợp với từ “đây” mới thuộc ngôi thứ nhất và ở ngôi thứ ba khi kết hợp với từ “kìa”.
Ví dụ: - Tôi đây, mở cửa nhanh đi. - Tây kìa, bọn mày ơi!
Đại từ xưng hô dùng để thu hút sự chú ý đóng vai trò quan trọng trong phát ngôn. Có những tín hiệu hô gọi nếu không kết hợp với đại từ xưng hô thì không trở thành tín hiệu thu hút sự chú ý. Tất cả đại từ xưng hô, một mình đều đảm nhiệm được chức năng thu hút sự chú ý.
Ví dụ: - Mợ ạ, mợ làm thế là phải.
Chúng ta có thể nói: “Mợ, mợ làm thế là phải”. Nhưng không thể nói
“ạ, mợ làm thế là phải”.
Đại từ xưng hô dùng để thu hút sự chú ý hầu hết đều là đại từ xưng hô lâm thời. Được sử dụng linh hoạt, đa dạng. Người sử dụng cần cân nhắc, thận trọng lựa chọn trong giao tiếp để vừa đảm bảo được tính tự nhiên, lịch sự.
2.3 MỘT SỐ HÀNH VI NGÔN NGỮ THU HÚT SỰ CHÚ Ý THƯỜNG GẶP 2.3.1 Thu hút sự chú ý bằng phương tiện là các từ hô hiệu “thưa, bẩm, 2.3.1 Thu hút sự chú ý bằng phương tiện là các từ hô hiệu “thưa, bẩm, trình, báo,...”
Những từ hô hiệu khi kết hợp với một từ chỉ ngôi đối, khi mở đầu cuộc thoại sẽ có tác dụng thu hút sự chú ý. Nhưng nếu những từ này đứng độc lập
không kèm ngôi đối và không nằm ở đầu phát ngôn thì không có tác dụng thu hút sự chú ý.
Khác với những từ ngữ thu hút sự chú ý khác thường mang sắc thái trung hòa, không có sự phân biệt cao thấp trong giao tiếp. Các từ hô hiệu có một sự phân biệt rất rõ ràng về tầng lớp, lứa tuổi, vai vế trong cuộc thoại giữa hai nhân vật giao tiếp. Chúng có công thức chung là:
Từ hô hiệu + ngôi đối
+ Thưa: Công thức với từ “thưa” được sử dụng rất rộng rãi trong xã hội,
đặc biệt là trong quan hệ gia đình. Theo sự thay đổi của xã hộ, chế độ xã hội ngày một dân chủ hơn thì “thưa” là một tín hiệu được lựa chon hàng đầu để thay thế cho những từ hô hiệu đã cũ không còn phù hợp như “bẩm”, “trình”, “lạy”... Ví dụ: - Thưa bà, con so. (NCH, OTRR)
- Thưa bà, xe ngày tết vẫn thế,....(NCH, NGNG)
+ Bẩm, trình: Cả hai từ này có nghĩa tương đương nhau, thường được dùng trong cuộc thoại của người có địa vị thấy với người có địa vị cao trong xã hội như quan lại, địa chủ, ông, bà, thầy đồ, v.v...Hai từ này được sử dụng nhiều vào khoảng thời gian trước cách mạng tháng Tám. Từ sau cách mạng tháng Tám công thức chứa hai từ này không còn xuất hiện nữa. Tuy không còn được sử dụng rộng rãi nhưng hai công thức này vẫn còn được lưu giữ trong các tác phẩm văn học trước cách mạng. Thông qua cách sử dụng hai từ
bẩm, trình ta thấy được sự phân cấp rất rõ ràng trong xã hội Việt Nam. Qua đây ta cũng thấy được sự phát triển và bình đẳng hóa của xã hội Việt Nam khi trong thời đại hiện nay không còn xuất hiện cách thu hút sự chú ý này nữa. Ví dụ: - Bẩm cụ, chẳng hay việc lành hay việc dữ? (NCH, SVM)
- Bẩm quan lớn, thế thì hậu quá! (NL, NCX)
- Trình cụ, Báo cáo của bộ ngoại giao. (NDTL, VBLN)
+ Tâu: Công thức thu hút sự chú ý với từ “tâu” chỉ sử dụng ở thời phong kiến, khi nhân dân hoặc quan lại, bề tôi khi giao tiếp với vua, chúa, bề trên,
v.v...Vì hoàn cảnh sử dụng đặc biệt nên ngôi đối trong trường hợp này là các từ chỉ vua, chúa, hoàng hậu, quan lại, công chúa, hoàng tử, v.v...
Ví dụ: Tâu hoàng thượng!
Tâu thái hậu!
Trong một số trường hợp để tăng mức độ tôn kính thì có thể thêm từ “muôn” vào trước công thức.
Ví dụ: Muôn tâu hoàng thượng! Thần thiếp bị oan.
+ Bạch: Đây là một từ ngữ thu hút sự chú ý thể hiện thái độ tôn kính với người trên, và cụ thể ở đây là những người theo đạo Phật, sử dụng trong phạm vi nhà chùa. Vì vậy, ngôi đối ở đây thường là các từ: thầy, hòa thượng, sư cụ, cụ, sư cô,...
Ví dụ: - Bạch thầy, con xin vào lễ Phật. - Bạch cụ, chú Mộc vừa ra vườn sau.
+ Báo cáo: Từ này thường dùng chủ yếu trong quân đội, bắt đầu xuất
hiện trong giao tiếp từ những năm 1945, đây là từ dùng để mở đầu cuộc thoại khi cấp dưới giao tiếp với cấp trên. Các từ chỉ ngôi đối thường là từ chỉ cấp bậc hoặc từ “đồng chí” v.v...
Ví dụ: - Báo cáo tiểu đoàn trưởng, tôi đã hoàn thành nhiệm vụ. - Báo cáo đồng chí, tôi đã trở về.
Công thức này hiện nay đã lan rộng ra phạm vi toàn xã hội không chỉ giới hạn trong phạm vi quân đội. Tất cả mọi người đều có thể sử dụng, một số trường hợp người sử dụng có mục đính tạo không khí vui vẻ cho cuộc thoại.
+ Lạy: Lạy là từ được dùng để tỏ thái độ tôn kính, cung kính của người nói với người nghe; dùng trước từ chỉ người đối thoại khi mở đầu lời nói. Với công thức “Lạy + ngôi đối” không chỉ có tác dụng thu hút sự chú ý mà còn
có tác dụng dùng để chào hỏi và van nài, cầu xin. Vì vậy sự thu hút sự chú ý của công thức này không rõ ràng.
Ví dụ: - Lạy cụ, chúng con thành tâm lên tết cụ. (NCH, SVM)
- Lạy cụ lớn, tiện sĩ tài hèn sức yếu, biết có làm được không.
(NCH, SVM)
- Lạy quan, thôi thì trăm sự nhờ quan. (NCH, BĐC) - Lạy cụ, cụ làm phúc cho con. (NCH, BĐC)
Hiện nay, công thức này đã không còn được sử dụng nhiều và cũng không còn được dùng để thu hút sự chú ý. Cấu trúc này chỉ còn được dùng trong hành vi van xin.
Ví dụ: - Tôi lạy anh, anh tha cho tôi. - Tao lạy mày, đừng ám tao nữa.
Trong quá trình sử dụng cách thu hút sự chú ý bằng cấu trúc “từ hô hiệu
+ ngôi đối” cần chú ý đến việc sử dụng ngôi đối phải tương ứng với từ hô
hiệu. Khi thay đổi từ xưng hô ở ngôi đối sẽ khiến ý nghĩa của câu thay đổi.
2.3.2 Các từ “này, ơi, ê, đâu...”
Chức năng chính của các từ ngữ này theo “cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng” : “Cũng có chức năng phát ngôn, nhuưng những từ như “ơi, ê”... lại có chức