Hành vi phi ngôn ngữ đi kèm hành vi ngôn ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi ngôn ngữ thu hút sự chú ý trong tiếng việt (Trang 61)

7. Cấu trúc luận văn

2.3.7 Hành vi phi ngôn ngữ đi kèm hành vi ngôn ngữ

Giao tiếp phi ngôn ngữ giữa con người là sự giao tiếp bằng cách gửi và nhận những tín hiệu phi ngôn ngữ.

Nó bao gồm việc sử dụng những tín hiệu trực quan như ngôn ngữ cơ thể (cử chỉ), khoảng cách (không gian giao tiếp), tính chất vật lý của giọng

nói (hoạt ngôn) và tiếp xúc (xúc giác).Nó còn có thể bao gồm thời gian (sự sử dụng thời gian) và trực quan (giao tiếp bằng mắt và các hoạt động nhìn khi nói và lắng nghe, tần số của ánh mắt, sự giãn nở của đồng từ, hình mẫu cố định và tỉ lệ chớp mắt).

Để thu hút sự chú ý của người đối thoại hay những người xung quanh, ngoài việc sử dụng những tín hiệu thu hút sự chú ý bằng ngôn ngữ, chúng ta vẫn có thể sử dụng các tín hiệu khác ngoài ngôn ngữ. Không phải cuộc hội thoại nào cũng gây chú ý bằng ngôn ngữ giữa hai người đối thoại và trong nhiêu trường hợp không thể thu hút sự chú ý bằng hành vi ngôn ngữ thì chúng ta cần sử dụng hành vi phi ngôn ngữ.

Việc sử dụng các tín hiệu phi ngôn ngữ để thu hút sự chú ý chỉ diễn ra khi ngôn ngữ không thể thực hiện được nhiệm vụ, trong thực tế giao tiếp có một số trường hợp tín hiệu phi ngôn ngữ sẽ đi kèm với tín hiệu ngôn ngữ để làm tặng hiệu quả giao tiếp.

Thu hút sự chú ý bằng hành vi phi ngôn ngữ có một số loại sau, có thể thu hút bằng ánh mắt, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ của cơ thể; cũng có thể thu hút sự chú ý bằng các tín hiệu khác như âm thanh của còi, tiếng la, hình ảnh với kích cỡ lớn v.v....

+ Thu hút sự chú ý bằng mắt: Để cuộc thoại diễn ra phải có sự tham gia đối thoại giữa các nhân vật giao tiếp. Để thu hút sự chú ý của người chúng ta muốn đối thoại trong nhiều trường hợp có thể không dùng ngôn ngữ hay cử chỉ, mà chỉ có thể dùng ánh mắt. Ánh mắt là cửa sổ tâm hồn, khi nhìn vào mắt của người khác chúng ta có thể thu nhận về rất nhiều thông tin, chứ không đơn thuần chỉ là mắt chạm mắt.

Ví dụ: Trong một bữa tiệc đang rất ồn ào với tiếng nhạc và tiếng vui đùa của mọi người. Nếu chúng ta muốn nói chuyện với một ai đó có thể là người mình có cảm tình, vậy không thể dùng âm thanh vì để có thể lấn át được tiếng ồn sẽ phải dùng âm lượng rất lớn, như vậy sẽ thiếu tế nhị. Chỉ cần một ánh

mắt tập trung vào người mình muốn trò chuyện để thu hút sự chý ý của họ sau đó có thể kết hợp với một nụ cười hoặc cử chỉ của cơ thể để ra hiệu cho họ biết chúng ta muốn nói chuyện với họ, sau đó ra hiệu cho họ đến nơi phù hợp hơn để bắt đầu cuộc thoại.

Trong nhiều trường hợp, đặc biệt là trong những cuộc hội thảo, cuộc họp, những bữa tiệc, tụ tập bạn bè,... với số lượng người lớn, âm thanh bị nhiễu thì việc sử dụng ánh mắt để thu hút sự chú ý thường được lựa chọn để thực hiện.

Tuy nhiên, hành vi thu hút sự chú ý này cũng có một số hạn chế. Để tín hiệu này thành công đòi hỏi người tiếp nhận phải có khả năng nhận biết nhạy bén, và vì chỉ dùng ánh mắt đôi lúc không thu hút được sự chú ý của đối tượng chúng ta cần đối thoại. Tín hiệu này chủ yếu được sử dụng giữa những người đã quen thân và có một sự hiểu nhau nhất định.

+ Tạo sự chú ý bằng điệu bộ, cử chỉ cơ thể:

Cử chỉ được tạo nên bởi tay, cánh tay hoặc cơ thể, và cũng bao gồm cả chuyển động của đầu, khuôn mặt và mắt, ví dụ như nháy mắt, gật đầu hoặc đảo mắt. Những cử chỉ này có tính tập quán, mang đặc trưng văn hóa có thể sử dụng thay thế cho ngôn ngữ, ví dụ như vẫy tay được sử dụng trong văn hóa phương Tây để ám chỉ “xin chào” hoặc “tạm biệt”. Mỗi cử chỉ biểu trưng có thể mang những ý nghĩa rất khác nhau trong những bối cảnh văn hóa khác nhau, từ khen ngợi cho tới cực kì khó chịu. Có một số cử chỉ mang tính toàn cầu ví dụ như nhún vai.

Biểu cảm khuôn mặt, hơn tất cả, phục vụ như một phương thức thực tế của giao tiếp. Với nhiều nhóm cơ kiểm soát một cách chính xác miệng, môi, mắt, mũi, trán và cằm, khuôn mặt con người được cho rằng có khả năng biểu hiện hơn mười ngàn cảm xúc khác nhau. Sự linh hoạt này khiến tính phi ngôn ngữ của khuôn mặt đặc biệt hiệu quả và chân thực, trừ khi có sự cố tình thao

túng. Thêm vào đó, đa số những cảm xúc sau đây, bao gồm vui vẻ, buồn bã, tức giận, sợ hãi, ngạc nhiên, khó chịu, xấu hổ, đau khổ và thích thú đều có thể được bộc lộ thông qua khuôn mặt.

Ví dụ: Ở giữa bến xe nhộn nhịp, nhà ga hay sân bay, khi đã nhìn thấy người mình cần tìm nhưng vì quá đông người mà họ không thấy mình, có thể dùng hành động cử chỉ để thu hút sự chú ý. Có thể vẫy tay thật cao, nhảy lên,.... Trong giờ học, học sinh không tập trung mà nói chuyện riêng. Cô giáo để thể hiện thái độ và cũng để thu hút sự chú ý của học sinh có thể dùng biểu cảm của khuôn mặt để thu hút sự chú ý của học sinh.

+ Thu hút sự chú ý bằng âm thanh: Ngoài ngôn ngữ và cử chỉ cơ thể cũng có thể dùng âm thanh để thi hút sự chú ý. Sử dụng âm thanh để thu hút sự chú ý thường được dùng trong trường hợp ngôn ngữ bị hạn chế, không thể sử dụng được. Âm thanh cũng dùng để thu hút sự chú ý cho những sự việc lặp đi lặp lại nhiều lần, tín hiệu âm thanh đã trở thành mặc định, vừa thu hút sự chú ý vừa thông bao một sự việc cố định.

Ví dụ: Tiếng trống trường, âm thanh của trống rất to và vang có thể thu hút sự chú ý của nhiều học sinh khi được vang lên. Tiếng trống là một âm thanh được lặp đi lặp lại nhiều lần trở thành mặc định cho một sự việc. Khi tiếng trống vang lên sẽ thu hút được sự chú ý của giáo viên và học sinh, đồng thời thông báo thông tin đã vào tiết học, đã đến giờ nghỉ giải lao hoặc đã kết thúc buổi học, một số trường hợp tiếng trống thu hút sự chú ý để tập trung học sinh hoặc phát mệnh lệnh thông qua tiếng trống để học sinh tập thể dục theo nhịp trống, v.v...

Tiếng còi của xe cứu thương, xe cảnh sát, xe cứu hỏa... cũng là một dạng âm thanh thu hút sự chú ý. Chỉ cần nghe tiếng từ xa là chúng ta đã biết cần phải đi chậm và nhường đường cho những loại xe ấy. Như vậy tiếng còi xe của những loại xe trên vừa thu hút sự chú của con người vừa thực hiện việc ra

lệnh cho mọi người, vì âm thanh đã được quy định, trở thành yêu cầu bất thành văn, bắt buộc mọi người phải tuân theo.

+ Thu hút sự chú ý bằng hình ảnh: Hình thức thu hút sự chú ý này chủ yếu xuất hiện ở các biển quảng cáo, đặc biệt là những biển quảng cáo lớn ở trên đường hoặc trong các khu dân cư sầm uất. Các nhà hàng cửa hiệu ngoài việc thu hút sự chú ý của mọi người bằng lời rao cũng có thể sử dụng hình ảnh, trang hoàng đẹp đẽ cho cửa hiệu của mình để thu hút sự chú ý của những người qua đường. Hình thức này chủ yếu đánh vào mắt của người mua, những hình ảnh sinh động, đẹp mắt sẽ đập ngay vào mắt của người đối diện, thu hút sự chú ý của họ, tạo cảm giác thích thú. Ngoài hình ảnh tĩnh trên các biển quảng cáo, với sự phát triển của công nghệ ngày nay đã xuất hiện hình thức hình ảnh được ghi lại bằng video với hình ảnh sống động, chân thực làm tăng hiệu quả thu hút sự chú ý.

+ Bên cạnh đó các yếu tố phi ngôn ngữ cũng được sử dụng đi kèm với hành vi ngôn ngữ để tăng hiệu quả giao tiếp.

Ví dụ: khi nhìn thấy người thân của mình : Anh Hai! Em ở đây này. Đi kèm với phát ngôn là hành động vẫy tay, thì hiệu quả thu hút sự chú ý sẽ được nâng cao, vì lúc này sự chú ý của người nghe không chỉ dừng lại ở thính giác mà còn được bổ sung cả nhận thức về thị giác.

Hay hành động cuối gập người khi gặp người bề trên. Đi kèm với phát ngôn: “Lạy cụ, con mới qua” , người nói sẽ thể hiện được thái độ kính cẩn, làm cho người nghe có ấn tượng tốt, tạo được không khí hòa hợp giữa nguời nói và người nghe, tạo nên hiệu quả giao tiếp tốt.

Như vậy, tín hiệu phi ngôn ngữ cũng là một yếu tố rất quan trọng trong việc thể hiện hành vi ngôn ngữ thu hút sự chú ý. Thông qua tín hiệu phi ngôn ngữ, người đối thoại phần nào nắm bắt được thái độ của người nói đối với

mình, hay chính người nói sẽ thể hiện thái độ và sự lịch sự của bản thân đối với người trực tiếp đối thoại với mình khi giao tiếp.

Thông qua tín hiệu phi ngôn ngữ chúng ta sẽ biết được thái độ của người nói với người nghe, phán đoán được quan hệ giữa những người đối thoại, tình cảm giữa họ: hai người là ngang hàng, là người thân, người yêu hay lần đầu tiên gặp mặt, v.v... Ngoài việc nhận biết bằng ngôn ngữ thì tín hiệu phi ngôn ngữ chính là phương tiện hỗ trợ đắc lực trong giao tiếp. Tín hiệu phi ngôn ngữ cũng phản ánh văn hóa, truyền thống của một dân tộc.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Trong chương 2, chúng tôi trình bày các vấn đề liên quan của hành vi ngôn ngữ thu hút sự chú ý. Trước tiên, xác định được hành vi thu hút sự chú ý là gì. Căn cứ vào các tài liệu và ngữ liệu nghiên cứu chúng tôi thấy rằng hành vi ngôn ngữ thu hút sự chú ý là một hành vi ngôn ngữ đặc biệt, có những đặc trưng riêng mà ở các hành vi khác không có, hành vi thu hút sự chú ý được thể hiện một cách rất phong phú và đa dạng thông qua ngôn ngữ.

Với đặc trưng riêng của mình, các yếu tố của hành vi thu hút sự chú ý dù chỉ là thành phần phụ của câu nhưng đóng một vai trò rất quan trọng trong sự thành bại của cuộc thoại.

Hành vi thu hút sự chú dù chỉ tham gia một phần nhỏ trong toàn bộ cuộc hội thoại, trong một số trường hợp chúng cũng không có mục đích tạo nên cuộc thoại. Nhưng về mặt cấu tạo và sử dụng thì hành vi ngôn ngữ rất đa dạng cả về nội dung lẫn hình thức. Trong chương này, chúng tôi cũng tiến hành phân loại một số hành vi thu hút sự chú ý thường gặp. Qua đó, chúng tôi hệ thống lại các tín hiệu cuả hành vi thu hút sự chú ý. Với mỗi tín hiệu lại có một mục đích giao tiếp khác nhau, mỗi tín hiệu có một cách sử dụng, cách kết hợp khác nhau. Điều đó cho thấy sự phức tạp và độc đáo trong cách sử dụng ngôn ngữ của người Việt. Trong văn hóa giao tiếp, người Việt có sự phân biệt rạch ròi giữa các vai giao tiếp; tùy theo lứa tuổi, quan hệ thân – sơ, cấp bậc, tầng lớp xã hội, địa vị xã hội,... mà sẽ có những từ ngữ đi kèm cho phù hợp. Qua việc nghiên cứu bước đầu, chúng tôi nhận thức được văn hóa giao tiếp của nguời Việt có những chuẩn mực riêng, một vài yếu tố vẫn còn mang tính chất tiêu cực trong giao tiếp nhưng hơn hết tiếng Việt đã có những bước phát triển vượt bậc, không ngừng đổi mới và đào thải những yếu tố không còn phù hợp. Khoảng cách giữa con người với con người, giữa các tầng lớp xã hội ngày càng được thu hẹp. Ngôn ngữ luôn song hành với sự phát triển của xã hội, luôn làm tốt vai trò là một hiện tượng xã hội đặc biệt.

Chương 3: HÀNH VI NGÔN NGỮ THU HÚT SỰ CHÚ Ý VÀ LỊCH SỰ TRONG VĂN HÓA GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT 3.1 LỊCH SỰ TRONG GIAO TIẾP

3.1.1 Lí thuyết lịch sự

Lịch sự là một nhân tố quan trọng trong giao tiếp xã hội. Là thuộc tính của phạm trù ứng xử của con người trong giao tiếp, là một nhân tố quan trọng có vai trò điều hòa các mối quan hệ trong xã hội. Lịch sự không chỉ chi phối sự vận động của giao tiếp mà nó còn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của giao tiếp. Trong lịch sử phát triển của xã hội, đã có rất nhiều các nhà xã hội học, tâm lí học, nhân chủng học quan tâm và chú ý đến vấn đề lịch sự của con người. Nhưng phải đến khi ngữ dụng học ra đời, lịch sự mới được quan tâm một cách đúng mức, trở thành đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học.

Lịch sự, tiếng Anh là: “politeness”, tiếng Pháp là: “politesse” cả hai đều có nguồn gốc từ tiếng La tinh là “politus” có nghĩa là làm cho bằng phẳng, trơn tru, mượt mà. Theo từ điển tiếng Việt của Hoàng Phê (2018), lịch sự có nghĩa là: có thái độ nhã nhặn, lễ độ khi tiếp xúc, phù hợp với quan niệm và phép tắc xã giao của xã hội. Ví dụ: nói năng lịch sự. Nghĩa thứ hai của lịch sự: đẹp một cách sang và nhã. Ví dụ: ăn mặc lịch sự. Căn phòng lịch sự. Nghĩa của “lịch sự” trong tiếng Việt phần nào có ảnh hưởng và xuất phát từ nghĩa gốc của tiếng La tinh. Lịch sự của người Việt không chỉ là cách ăn nói mà còn có cả cử chỉ, điệu bộ của cơ thể thậm chí cả vẻ bề ngoài cũng cần phải có tính lịch sự. Từ đây ta có thể thấy được đối với văn hóa của người Việt lịch sự là điều không thể thiếu trong giao tiếp, rất được xem trọng và quan tâm nghiên cứu.

Vấn đề lịch sự đã được rất nhiều tác giả nghiên cứu, từ nhiều góc độ khác nhau, dưới đây chúng tôi xin dẫn lại một số quan điểm của các nhà nghiên cứu tiêu biểu.

Tất cả các trích dẫn về các tác giả này chúng tôi rút ra từ tài liệu của TS. Đào Nguyên Phúc (Lịch sự trong giao tiếp tiếng Việt, NXB Chính trị Quốc

3.1.2.1 Lý thuyết của R. Lakoff

Khi nghiên cứu về vấn đề lịch sự trong giao tiếp, R. Lakoff cho rằng trong giao tiếp có hai nguyên lí tổ chức ngôn ngữ đó là nguyên lí diễn đạt rõ ràng và nguyên lí lịch sự.

Nguyên lí diễn đạt rõ ràng gồm bốn quy tắc là lượng, chất, quan hệ và cách thức.

+Lượng: Thông tin đưa ra phải thỏa mãn nhưng không nhiều so với yêu cầu của hội thoại.

+ Chất: Không nói những điều mình tin là không đúng và thiếu căn cứ, không có bằng chứng xác thực.

+ Quan hệ: Những điều nói ra phải có liên quan đến hội thoại.

+ Cách thức: Diễn đạt rõ ràng, khúc chiết, có lí có tình; tránh tối nghĩa, tránh mập mờ.

Nguyên lí lịch sự gồm ba quy tắc:

+ Thứ nhất là không áp đặt: ở đây là không áp đặt đối với người nghe, người nghe có thể hành động theo ý của mình mà người nói không được có bất cứ động thái cản trở nào. Người nói không được dò tìm quan điểm riêng tư hay những điều thuộc về riêng tư của người nghe (gia đình, thói quen, công việc, tình cảm, thu nhập, v.v...), tránh sử dụng ngôn từ thô lỗ, tục tằn, tránh dùng tiếng lóng, thổ ngữ. Quy tắc này phù hợp khi dùng trong phép lịch sự quy thức – giao tiếp quyền lực (người có vai dưới với người ở vai trên). + Thứ hai là để ngỏ sự lựa chọn: Để cho người nghe tự quyết định, tránh được trách nhiệm mang tính áp đặt từ phía người nói. Người nghe tự hiểu và tự suy diễn trước lời đề nghị hay thỉnh cầu của người nói. Quy tắc này phù hợp với lịch sự phi quy thức – giao tiếp phi quyền lực (giữa hai người có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi ngôn ngữ thu hút sự chú ý trong tiếng việt (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)