Tín hiệu phi ngôn ngữ, yếu tố đi kèm với lịch sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi ngôn ngữ thu hút sự chú ý trong tiếng việt (Trang 84 - 85)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.4 Tín hiệu phi ngôn ngữ, yếu tố đi kèm với lịch sự

Ngoài các yếu tố ngôn ngữ dùng để thu hút sự chú ý, thì yếu tố phi ngôn ngữ cũng là một yếu tố không thể thiếu. Ở mục 2.3.7 chúng ta đã tìm hiểu về hành vi thu hút sự chú ý. Qua đó ta đã thấy được vai trò của các tín hiệu phi ngôn ngữ không chỉ là một yếu tố đi kèm hành động ngôn ngữ mà bản thân nó cũng có thể trở thành tín hiệu thu hút sự chú ý.

Tín hiệu thu hút sự chú ý phi ngôn ngữ thể hiện tính lịch sự cao. Trong một số trường hợp giao tiếp mà người nói và người nghe không bắt buộc phải giao tiếp bằng lời nói, chỉ thu hút sự chú ý của nhau để thể hiện thái độ lịch sự với nhau thì chúng ta có thể dùng hành vi phi ngôn ngữ.

Ví dụ: Trên đường đến trường học sinh gặp thầy cô của mình, nhưng cả hai không có mục đích nói chuyện với nhau mà chỉ là vô tình gặp mặt. Thì cả hai chỉ cần cúi đầu, nở một nụ cười là đã thể hiện sự tôn trọng và giao tiếp với nhau mà không cần ngôn ngữ.

Hay khi chia tay ở nhà ga, bến xe hai người sau khi giao tiếp bằng ngôn ngữ để từ biệt, dặn dò nhau. Khi xe, tàu bắt đầu rời bánh vẫn có thể vẫy tay, nở nụ cười, cuối đầu thậm chí là khóc để thu hút sự chú ý và thể hiện thái độ lưu luyến, luyến tiếc khi phải xa nhau.

Ngoài việc trực tiếp thể hiện hành vi thu hút sự chú ý thì tín hiệu phi ngôn ngữ còn là một yếu tố đi kèm để góp phần thể hiện tính lịch sự cho hành vi thu hút sự chú ý.

Ví dụ: - Lạy cụ, chúng con thành tâm lên tết cụ. (NCH, SVM) - Lạy ông, chúng cháu có dám nói gì đâu! (NCH, MCV) - Lạy bà, con ăn mày bà một bát. (NCH, TĂC)

Đi kèm với từ “lạy cụ” đã thể hiện sự kính trọng, trong văn hóa giao tiếp của người Việt người nói sẽ không chỉ dừng lại ở lời nói mà để biểu thị sắc thái lịch sự cao hơn người nói sẽ kết hợp chắp hoặc đan hai ta lại với nha và cúi thấp người để thể hiện thái độ kính trọng.

Ví dụ: - Bạch cụ, có người con trai cụ Sáu xin vào. (NT, VBMT)

- Bạch cụ, thầy con cho con mang xuống biếu cụ bình trà đầu xuân.

Và xin phép cụ cho ra giếng chùa nhà gánh một gánh nước.(NT, VBMT)

- Bạch cụ, cháu ăn mặn ở nhà vẫn còn lửng dạ. (NT, VBMT)

“Bạch cụ” là từ dùng ở phạm vi nhà chùa, với văn hóa tâm linh nơi thiền từ, khi giao tiếp với tăng, ni trong chùa ngoài lời nói sẽ đi kèm với hành đông chắp hai tay trước ngực vái chào người đối diện. Việc làm như vậy để thể hiện sự tôn trong với những người tu hành, thể hiện sự lịch sự trong giao tiếp, dù là ở phạm vi hẹp.

Qua đây, chúng ta có thể thấy được lịch sự không chỉ được thể hiện ở hành vi ngôn ngữ mà còn được biểu thi rất rõ qua hành vi phi ngôn ngữ. Sự kết hợp giữa ngôn ngữ và phi ngôn ngữ tạo nên hiệu quả cao trong giao tiếp. Với văn hóa trọng tình cảm, muốn thể hiện nhiều tình cảm với nhiều cung bậc, cấp độ khác nhau thì tín hiệu phi ngôn ngữ là yếu tố không thê thiếu trong giao tiếp.

Thông qua tín hiệu phi ngôn ngữ, văn hóa giao tiếp của từng dân tộc cũng sẽ được thể hiện rất rõ, dựa vào đó chúng ta có thể lựa chon cách nói cho phù hợp với phong tục của con người và địa danh mà chúng ta đặt chân đến.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi ngôn ngữ thu hút sự chú ý trong tiếng việt (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)