7. Cấu trúc luận văn
3.1.4 Văn hóa giao tiếp của người Việt
“Giao tiếp là sự tiếp xúc giữa con người với con người, trong đó diễn ra
sự trao đổi thông tin, đồng thời thể hiện thái độ, cách đánh giá, cách ứng xử của các nhân vật giao tiếp đối với nội dung giao tiếp và giữa các nhân vật giao tiếp với nhau”.
Người Việt có hai thái độ hoàn toàn trái ngược đối với giao tiếp đó là vừa thích giao tiếp lại vừa rụt rè. Hai tính cách trái ngược nhau cùng tồn tại, nhưng không hề mâu thuẫn nhau, đó cũng là sự thể hiện tính linh hoạt trong giao tiếp của người Việt Nam. Nguồn gốc văn hoá nông nghiệp với đặc điểm trọng tình đã dẫn người Việt tới chỗ lấy tình cảm, lấy sự yêu ghét làm nguyên tắc ứng xử. Trong cuộc sống người Việt luôn xem trọng việc có lý có tình, nhưng vẫn thiên về tình cảm nhiều hơn. Khi cần cân nhắc giữa lý và tình thì tình vẫn được đặt cao hơn lý. Nên trong lời nói, cách nói của người Việt thể hiện rất nhiều tình cảm.
Người Việt Nam thích tìm hiểu về tuổi tác, gia đình, nghề nghiệp, trình độ học vấn…của đối tượng giao tiếp với mình. Điều này bắt nguồn từ truyền thống văn hóa làng xã của dân tộc. Do tính cộng đồng, người Việt thấy mình tự có trách nhiệm quan tâm tới người khác, nhưng muốn quan tâm hay thể hiện sự quan tâm đúng mực thì phải biết rõ hoàn cảnh. Ngoài ra, do đặc thù ngôn ngữ và các mối quan hệ xã hội, cần tìm hiểu để có cách xưng hô cho thoả đáng. Biết tính cách, biết người để lựa chọn đối tượng giao tiếp cho phù hợp.
Người Việt Nam với truyền thống văn hóa nông nghiệp, sống phụ thuộc lẫn nhau nên rất coi trọng việc giữ gìn các mối quan hệ đối với các thành viên trong cộng đồng. Nên người Việt rất xem trọng vấn đề giao tiếp.
Hệ thống xưng hô trong giao tiếp có tính thân mật hoá (trọng tình cảm), tính xã hội hoá, cộng đồng hoá cao. Thậm chí, cách nói lịch sự của người Việt
Nam cũng rất phong phú, không chung chung như của phương Tây, mỗi trường hợp khác nhau lại có một các xưng hô cho phù hợp.