Hành vi phi ngôn ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi ngôn ngữ thu hút sự chú ý trong tiếng việt (Trang 90 - 115)

7. Cấu trúc luận văn

3.3.5 Hành vi phi ngôn ngữ

Tín hiệu phi ngôn ngữ thể hiện tầm ảnh hưởng sâu rộng của mình trong giao tiếp của người Việt. Không chỉ thể hiện tính lịch sự mà còn thể hiện cả sự bất lịch sự trong giao tiếp. Thông thường tín hiệu phi ngôn ngữ đi kèm hành vi thu hút sự chú ý bất lịch sự, nhằm thể hiện một thái độ tiêu cực nào đó đối với người nghe.

Ví dụ: - Thằng kia, mày còn dám vác mặt về đây nữa à?

Đi kèm với hành vi ngôn ngữ là những hành động của cơ thể, như câu này, chống tay lên hông để thể hiện cho đối phương biết sự tức giận của người nói. Nếu chỉ sử dụng lời nói thì có thể thay đổi âm sắc của giọng nói để thể hiện thái độ.

Âm điệu của giọng nói chính là một trong những tín hiệu phi ngôn ngữ giúp biểu thị hành vi ngôn ngữ rõ nhất. Khi tức giận giọng nói sẽ đanh lại, đôi khi hơi chua chát và đặc biệt âm lượng của lời tức giận sẽ to hơn bình thường rất nhiều.

Khi muốn mỉa mai thì lời nói sẽ pha chút cười cợt kết hợp với điệu cười nhếch mép để tỏ rõ thái độ của mình khi giao tiếp, v.v...

Văn hóa của người Việt trọng thể diện, dù là hành vi bất lịch sự nhưng cũng sẽ được thể hiện một cách tế nhị, thay vì nói tất cả bằng lời nói thì người Việt sẽ chọn cách thể hiện bằng hành động phi ngôn ngữ nhiều hơn. Trong giao tiếp có thể không xem trọng thể diện của người đối thoại nhưng thể diện của bản thân luôn được người Việt để tâm hàng đầu. Dù không muốn giữ lịch sự với người đối diện nhưng thể diện của bản thân luôn luôn được chú ý. Đó chính là lí do người Việt chọn phương tiện thay thế cho ngôn ngữ trong một số trường hợp mà ngôn ngữ không thực hiện được chức năng của mình. Ví dụ: - Ê, hôm nay còn đi học à?

Khi hành vi thu hút sự chú ý “ê” được thực hiện kết hợp với sự hât cằm lên cao thù người nghe sẽ hiểu được thái độ mỉa mai có phần tức giận của người nói. Qua đó, những người xung quanh cũng sẽ phần nào hiểu được trước đó giữa hai người đã xảy ra xung đột và họ không muốn nhìn thấy mặt nhau. Việc kết hợp hành vi ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để thể hiện tính lịch sự hay bất lịch sự trong lời nói là một nghệ thuật của giao tiếp. Và qua đó ta thấy được ngôn ngữ là phương tiên giao tiếp quan trọng nhưng không đơn độc. Ngôn ngữ có thể kết hợp với nhiều phương tiện ngoài ngôn ngữ để tạo ra hành vi phù hợp với môi trường và nhân vật giao tiếp.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Dựa trên cơ sở lí thuyết của giao tiếp và lịch sự, cùng với kết quả phân loại hành vi thu hút sự chú ý ở chương 2, ở chương 3 này chúng tôi đi vào phân tích, nghiên cứu, chỉ ra sự khác biệt giữa hành vi thu hút sự chú ý thể hiện tính lịch sự và bất lịch sự. Bất lịch sự ở đây được hiểu là các hành vi vượt ra ngoài các nguyên tắc lịch sự.

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy rằng, hành vi thu hút sự chú ý dù chỉ là một thành phần rất nhỏ trong hội thoại nhưng có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của cuộc thoại. Hành vi thu hút sự chú ý giúp người nghe phán đoán được thái độ của người nói đối với mình để từ đó lựa chọn cách hồi đáp phù hợp. Không chỉ vậy, hành vi này, còn là một phương tiện để người nói chủ động điều khiển cuộc thoại theo ý muốn của mình, giúp người nói làm chủ tình thế trong giao tiếp.

Việc phân tích và phân loại hành vi lịch sự và bất lịch sự trong hành vi thu hút sự chú ý nhằm tạo ra cái nhìn khái quát, toàn diện về hành vi thu hút sự chú ý trong giao tiếp, tiến gần đến việc lựa chọn và sử dụng hành vi một cách phù hợp nhất để đạt hiệu quả cao trong giao tiếp.

Bên cạnh hành vi ngôn ngữ, hành vi phi ngôn ngữ là một yếu tố đi kèm không thể thiếu. Nó cho thấy khả năng kết hợp và sử dụng nhiều yếu tố hỗ trợ cùng một lúc trong giao tiếp của người Việt. Chúng giúp cho lời nói, hành vi ngôn ngữ được hoàn thiện hơn, cuộc thoại diễn ra thành công hơn, dẫn đến đạt được hiệu quả cao trong giao tiếp.

Từ các yếu tố lịch sự, chúng ta thấy được văn hóa giao tiếp của người Việt là vô cùng đa dạng và phong phú. Chúng giúp tạo dựng các mối quan hệ giao tiếp trong xã hội, làm cho mối quan hệ người với người ngày một phát triển tốt đẹp hơn.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu “Hành vi ngôn ngữ thu hút sự chú ý trong tiếng Việt” là đi vào nghiên cứu một hành vi đặc biệt trong hội thoại. Không giống như các hành vi ngôn ngữ khác như: hành vi mời, hành vi xin, hành vi cầu khiến, v.v... Các hành vi này về mặt cấu trúc thường là một câu hoàn chỉnh, là một câu thoại tham gia vào cuộc thoại. Nhưng hành vi thu hút sự chú ý không giống các hành vi ngôn ngữ trên, trừ “lời rao” có cấu trúc câu khuyến lệnh và nghi vấn, phần còn lại đều đảm nhận chức năng làm thành phần phụ hô ngữ trong câu. Ngoài lời rao được đặt vào lời thoại với tư cách thoại gợi, tất cả những tín hiệu thu hút sự chú ý còn lại đều được đặt vào thoại gợi và thoại đáp với tư cách là một yếu tố làm đầy nội dung cho các phát ngôn hợp nghĩa. Việc nghiên cứu này của chúng tôi nhằm giúp người giao tiếp nhận diện được hành vi thu hút sự chú ý và biết cách sử dụng hành vi đạt hiệu quả cao nhất

trong giao tiếp.

Từ kết quả nghiên cứu của luận văn chúng tôi đi đến một số kết luận sau: 1. Hành vi thu hút sự chú ý là một hành vi mang tính nghi thức, được sử dụng rộng rãi phục vụ cho nhu cầu giao tiếp của con người. Hành vi thu hút sự chú ý được con người sử dụng để tập trung, lôi cuốn người giao tiếp chú ý đến mình, từ đó chuẩn bị để bắt đầu hội thoại.

2. Xét về mặt từ loại, hành vi thu hút sự chú ý chủ yếu sử dụng các loại từ: đại từ, động từ, danh từ, trợ từ, thán từ.

Xét về mặt cấu trú, ngoại trừ “lời rao” có những câu thuộc câu đơn bình thường, còn lại hành vi thu hút sự chú ý thuộc cấu trúc câu đặc biệt hoặc câu dưới bậc.

Xét về bình diện lịch đại, hành vi thu hút sự chú ý có sự thay đổi theo sự biến chuyển của xã hội, một số công thức của hành vi cũ dần và biến mất, được thay thế bằng những công thức mới (bẩm, lạy => thưa, báo cáo).

Đại từ xưng hô có vai trò quan trọng, chi phối toàn bộ hoạt động của hành vi thu hút sự chú ý trong tiếng Việt. Đại từ xưng hô xuất hiện đa dạng trong các phát ngôn thu hút sự chú ý với khuynh hướng gia tộc hóa của xã hội người Việt. Sự lựa chọn đại từ xưng hô của người nói phụ thuộc vào sự định vị thứ bậc trong gia đình và ngoài xã hội của người nghe. Ngôi chủ trong hành vi thu hút sự chú ý luôn hàm ẩn còn ngôi đối luôn tường minh.

3. Việc phân loại hành vi thu hút sự chú ý dù còn nhiều thiếu sót vì phạm vi nghiên cứu còn hạn chế. Nhưng chúng tôi cố gắng mang đến cái nhìn toàn vẹn nhất có thể về hành vi thu hút sự chú ý. Việc phân chia từng loại hành vi thu hút sự chú ý dựa vào đặc trưng từ loại và cấu trúc ngữ pháp. Dựa vào sự phân loại này chúng tôi muốn thể hiện được sự đa dạng và phong phú của một hành vi nhỏ nhưng có vị trí quan trọng trong hội thoại. Hành vi thu hút sự chú ý có thể được tạo nên bởi một từ, một ngữ như những cấu trúc từ các từ hô hiệu “thưa, bẩm, trình, bạch, báo cáo, này ơi, ê, đâu, đấy, v.v...” hoặc có khi là một câu như “lời rao”, trường hợp đặc biệt nhất là hành vi thu hút sự chú ý được tạo nên bởi hành vi phi ngôn ngữ. Với sự đa dạng này, hành vi hu hút sự chú ý là một trong những hành vi không thể công thức hóa, không thể tìm ra một công thức chung nào phù hợp nhất để thể hiện hành vi thu hút sự chú ý.

4. Từ cơ sở của sự phân loại, bước đầu nhận biết và hình dung được hành vi thu hút sự chú ý, chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu hành vi thu hút sự chú ý trên một trong những bình diện thực tế áp dụng hành vi ngôn ngữ đó là lịch sự, phương diện mà ngôn ngữ đi vào đời sống xã hội. Lý thuyết lịch sự được rất nhiều nhà nghiên cứu đặt ra, việc tìm hiểu lý thuyết lịch sự giúp chúng tôi có cái nhìn chuẩn xác nhất đối với hành vi thu hút sự chú ý khi nó thực hiện chức năng của mình trong giao tiếp.

Thông qua hành vi thu hút sự chú ý người nói thể hiện thái độ của mình đối với người nghe, người nghe có thể dễ dàng nhận biết được thái độ của

người nói. Từ đó cả người nói và người nghe sẽ điều chỉnh hành vi ngôn ngữ của mình cho phù hợp. Trên phương diện lịch sự hành vi thu hút sự chú ý được phân chia ra rất nhiều cấp độ khác nhau. Khi thu hút sự chú ý bằng từ “xin lỗi” được xem là hành vi thể hiện tính lịch sự cao vì người nói đã tự đe dọa thể diện của bản thân và nâng cao thể diện của người nghe. Khi sử dụng từ hô hiệu, thì hành vi thu hút sự chú ý lại thể hiện sự phân cấp giữa người nói và người nghe một cách rất rõ ràng. Ngôi đối là hành vi thường được sử dụng nhất vì nó mang tính trung hòa, phù hợp trong nhiều hoàn cảnh và đối tượng khác nhau. Khi sử dụng các kiểu cấu trúc hành vi thu hút sự chú ý trên yếu tố phi ngôn ngữ đi kèm là không thể thiếu, giúp cho tính lịch sự của hành vi càng được nâng cao.

5. Trên bình diện bất lịch sự, hành vi thu hút sự chú ý cũng được thể hiện rất đa dạng với mục đích giao tiếp rõ ràng, có sự phân hóa cụ thể các mối quan hệ giữa người nói và người nghe. Khi dùng từ nghi vấn “thế nào”, người nói thể hiện sự đe dọa và yêu cầu người nghe thực hiện theo ý muốn của mình. Cấu trúc ngôi đối là trung hòa nhưng khi kết hợp với từ “kia” thì tạo thành hành vi thu hút sự chú ý bất lịch sự vì người nói đã thể hiện rõ thái độ không hài lòng của mình với người nghe. “Lời rao” ở đây cũng thể hiện tính bất lịch sự vì phạm vi sử dụng quá rộng với đối tượng người nghe không cụ thể nên “lời rao” chỉ thu hút sự chú ý mà không quan tâm đến thể diện của người nghe. Những từ hô hiệu “này, ê, đâu, đây, thế, v.v...” vì đa phần do người có vai trên dùng với người có vai dưới nên chúng không thể đảm bảo được tính lịch sự. Với những hành vi thu hút sự chú ý bất lịch sự hành vi phi ngôn ngữ cũng là một yếu tố không thể thiếu, đi kèm và giúp cho phát ngôn đạt được mục đích như người nói mong muốn.

Việc nghiên cứu “Hành vi ngôn ngữ thu hút sự chú ý trong tiếng Việt” giúp chúng tôi có cái nhìn rõ ràng hơn về một hành vi đặc biệt trong giao tiếp.

Chúng tôi hi vọng rằng kết quả nghiên cứu của luận văn có thể trở thành những gợi ý cho việc nghiên cứu các hành vi ngôn ngữ khác, giúp mỗi người khi giao tiếp có thể dễ dàng nhận dạng và sử dụng hành vi ngôn ngữ thu hút sự chú ý đúng cấu trúc, đúng mục đích và đạt được hiệu quả giao tiếp cao nhất. Thông qua việc phân loại các hành vi thu hút sự chú ý và xem xét hành vi trên phương diện lịch sự, chúng tôi cũng mong muốn rằng một bộ phận người dùng đặc biệt là học sinh phổ thông sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn về cách sử dụng hành vi thu hút sự chú ý của mình với gia đình, thầy cô và bạn bè, từ đó có sự điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp.

Dù đã cố gắng nhưng chắc chắc trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Chúng tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, chỉnh sửa, góp ý tận tình của các thầy cô để hoàn thiện hơn nữa đề tài của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Thị Vân Anh (2017), Sự kiện lời nói “ xin” trong giao tiếp,

NXB KHXH.

[2] Diệp Quang Ban (1984), Cấu tạo của câu đơn tiếng Việt, Trường ĐHSP Hà Nội I.

[3] Diệp Quang Ban (1989), Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông, tập I, II, NXB ĐH & GDCN.

[4] Diệp Quang Ban (2010), Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học (sơ thảo),

NXB Giáo dục Việt Nam.

[5] Nguyễn Thị Bắc (2013), Hành vi ngôn ngữ cảm ơn và xin lỗi trong lời

nói tiếng Việt, khóa luận tốt nghiệp, trường Đại học Quy Nhơn.

[6] Đỗ Hữu Châu (1997), Từ vựng – ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội.

[7] Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, NXB Giáo dục

Việt Nam.

[8] Đỗ Hữu Châu (2010), Đại cương ngôn ngữ học, tập II, NXB Giáo dục Việt Nam.

[9] Nguyễn Đức Dân, Hồng Dân, Nguyễn Hàm Dương, Nguyễn Công Đức (1995), Dẫn luận ngôn ngữ học, Trường ĐHTH TPHCM, Khoa

Ngữ văn và Báo chí.

[10] Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, tập I, NXB Giáo dục.

[11] Nguyễn Đức Dân (1999), “Ngôn ngữ và giới tính”, Ngôn ngữ và đời sống, số 12(50), tr.21.

[12] Hồng Dân (1994), “Văn hóa trong ngôn ngữ”, Kỉ yếu Hội nghị Tiếng Việt cho người nước ngoài, ĐHTH TPHCM.

[14] Hữu Đạt (2009), Đặc trưng ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp tiếng Việt,

NXB Giáo dục Việt Nam.

[15] Nguyễn Văn Độ (1995), Về việc nghiên cứu lịch sự trong giao tiếp,

Tạp chí Ngôn ngữ, số 1/1995.

[16] Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên) (1996), Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB Giáo dục.

[17] Nguyễn Thiện Giáp (1998), Cở sở ngôn ngữ học, NXH Khoa học xã

hội.

[18] Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt ngữ, NXB Đại học Quốc

gia Hà Nội.

[19] Nguyễn Thiện Giáp (2011), Vấn đề từ trong tiếng Việt, NXB Giáo dục

Việt Nam.

[20] Cao Xuân Hạo (1996), “Văn hóa trong cách xưng hô”, KTNN, số 225, tr.9.

[21] Cao Xuân Hạo (chủ biên) (1998), Ngữ pháp chức năng tiếng Việt, quyển 1, Câu trong tiếng Việt, NXB Giáo dục.

[22] Trương Thị Mỹ Hậu (2013), Hành vi đánh giá trong tiếng Việt, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn TP.

HCM.

[23] Nguyễn Văn Khang (chủ biên) (1996), Ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình người Việt, NXB Văn hóa thông tin.

[24] Nguyễn Văn Khang (2014), Ngôn ngữ học xã hội, NXB Giáo dục Việt

Nam.

[25] Đào Thanh Lan (2010), Ngữ pháp, ngữ nghĩa của lời cầu khiến tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội Hà Nội.

[26] Nguyễn Văn Lập (1999a), Phép lịch sự trong tương tác ngôn ngữ, Tạp chí phát triển KHCN, số 6 & 7/ 1999, Đại học Quốc gia TP. HCM.

[27] Nguyễn Văn Lập(1999b), Hành vi lời mời trong sự tương tác mời – đáp, Tập san Khoa học xã hội và nhân văn, số 10/1999. Đại học

Quốc gia TP. HCM.

[28] Nguyễn Văn Lập (1999c), “Phép lịch sự trong tương tác ngôn ngữ”, Tạp chí Phát triển KHCN, ĐHQG TPHCM, số 10.

[29] Nguyễn Văn Lập (2004), Nghi thức lời nói tiếng Việt trên cơ sở lý thuyết hành vi ngôn ngữ (so sánh với tiếng Anh), Luận án tiến sĩ ngữ văn, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, TPHCM. [30] Hồ Lê (1993), Cú pháp tiếng Việt, quyển III. Cú pháp tình huống,

KHXH, H.

[31] Đỗ Thị Kim Liên (1999), Ngữ nghĩa lời hội thoại, NXB Giáo dục. [32] Bùi Vị Nhân (2012), Nghi thức lời nói biểu thị hành vi cầu khiến trong

tiếng Việt, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Quy Nhơn.

[33] Nguyễn Thu Phong (2009), Hành vi ngôn ngữ chào hỏi và tạm biệt trong tiếng Việt, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Quy Nhơn.

[34] Hoàng Phê (1989), Lôgich ngôn ngữ học, NXB KHXH, H.

[35] Hoàng Phê (chủ biên) (2017), Từ điển tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học,

NXB Hồng Đức.

[36] Đào Nguyên Phúc (2013), Lịch sự trong giao tiếp tiếng Việt, NXB

Chính trị quốc gia.

[37] Tạ Thị Thanh Tâm, Lịch sự trong giao tiếp tiếng Việt, NXB Tổng hợp

TP. Hồ Chí Minh.

[38] Nguyễn Quý Thành (1990), “Vài nét về lời rao của những người bán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi ngôn ngữ thu hút sự chú ý trong tiếng việt (Trang 90 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)