7. Cấu trúc luận văn
3.2.3 Thu hút sự chú ý bằng ngôi đối mang tính chất trung hòa
Sử dụng ngôi đối làm tín hiệu thu hút sự chú ý đã có mặt từ rất lâu trong cách giao tiếp của người Việt. Sử dụng ngôi đối là cách thu hút sự chú ý hữu hiệu nhất vì nó tác động trực tiệp đến người nghe, đến đối tượng mà chúng ta
muốn bắt đầu cuộc thoại. Ngôi đối, được xem là tín hiệu mang tính chất trung hoa vì trong nhiều trường hợp, sử dụng ngôi đối thu hút sự chú ý thể hiện sự không lịch sự. Ngôi đối chỉ cần một thây đổi nhỏ thì nó sẽ trở thành phương tiện bất lịch sự ngay.
+ Ngôi đối được sử dụng phổ biến nhất là tên riêng, đây có thể được xem là tín hiệu thu hút sự chú ý hiệu quả vì đề cập trực tiếp đến người nghe. Nhưng trong giao tiếp, khi sử dụng tên riêng chỉ được xem là lịch sự khi người sử dụng phải có quan hệ lớn hơn hoặc cùng trang lứa với người nghe.
Ví dụ: - Mỵ! đi hái thuốc cho chồng mày. (TH, VCAP) - Nương, ngủ sớm đi ! (NNT, CĐBT)
Khi sử dụng tên riêng để hô gọi thường vế sau sẽ là hành vi cầu khiến, như hai ví dụ trên. Người chị dùng tên riêng để thu hút sự chú ý của Mỵ, vì người chị cần cho Mỵ biết là Mỵ phải đi lấy thuốc cho chồng. Ở ví dụ thứ hai, cũng là một hành vi cầu khiến – ra lệnh ngay sau tín hiệu thu hút sự chú ý, người cha muốn con mình đi ngủ sớm, việc sử dụng tên riêng tạo nên khả năng thu hút sự chú ý rất mạnh.
Văn hóa giao tiếp của người Việt từ ngàn xưa, trong các mối quan hệ xã hôi thường hạn chế sử dụng tên riêng – tên cúng cơm của người đối thoại, chỉ trường hợp bạn bè thân hữu, người thân tron gia đình hoặc người có quen biết và lớn tuổi hơn sử dụng mới còn đảm bảo được tính lịch sự trong giao tiếp.
+ Ngôi đối là từ chỉ quan hệ thân thuộc: “ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em, cô, dì, chú, bác, v.v...” những từ này có thể sử dụng độc lập hoặc kết hợp với các từ hô hiệu để thu hút sự chú ý. Đặc biệt khi kết hợp với các từ hô hiệu, những từ này tạo nên hiệu quả lịch sự trong giao tiếp rất cao. Vì khi ấy người nói đang tự hạ thấp thể diện của mình để nâng cao thể diện của người nghe.
Ví dụ: - Hai, coi nè… (NNT, CĐBT)
- Nội ơi! Con đeo vòng này sợ bể quá. Đeo rồi… sao tập võ được? (NTBC, LL)
- Thưa anh, bọn Nhện. Anh cứu... Hu...hu... (TH, DMPLK)
- Lạy chị, em nói gì đâu ? (TH, DMPLK)
+ Sự kết hợp giữa tên riêng và từ chỉ quan hệ thân thuộc – được xem là lịch sự trong các mối quan hệ thân hữu, gần gũi.
Ví dụ: - Anh Phong, thế anh định bỏ chết tôi à? (NCH, OĂTR) - Anh Chí ơi! Sao anh lại làm ra thế? (NC, CP)
+ Ngôi đối là từ chỉ nghề nghiệp, chức tước thể hiện tính lịch sự rất cao. Người nói thu hút sự chú ý bằng cách đề cao địa vị xã hội của người nghe. Đồng thời cách dùng thường dùng trong mối quan hệ công việc nên có yêu cầu đặc biệt chú ý đến lịch sự trong giao tiếp.
Ví dụ: - Bệ hạ, người không sao chứ?
- Thầy, thầy sẽ không dạy tụi em nữa ư? - Chị y tá, khi nào thì tôi được xuất viện?
Trong văn hóa giao tiếp của người Việt rất trọng tình cảm, việc sử dụng ngôi đối để thu hút sự chú ý đồng thời cũng biểu thị tình cảm, cảm xúc của người nói đối với người nghe. Trong cách sử dụng ngôi đối, người nói cũng cần chú ý đến âm sắc của lời nói, ngữ điệu của lời nói.
Ví dụ: Bác sĩ, khi nào tôi mới được về?
Từ “bác sĩ” dùng chức vụ để thu hút sự chú ý. Nó sẽ được xem là lịch sự khi âm vực của từ phát ra một cách nhẹ nhàng, kính cẩn người nói muốn biết thời gian ra viện vì rất sốt ruột khi đã ở viện quá lâu. Nhưn khi người nói gằn giọng thì từ đó không còn sắc thái lịch sự, nhã nhặn nữa mà đang tỏ thái độ không bằng lòng vì đã phải nằm viện quá lâu mà chưa có thông báo rõ ràng.
Sử dụng ngôi đối để thu hút sự chú ý không được xếp vào chiến lược lịch sự cao chính bởi vì sự mơ hồ trong sắc thái của từ ngữ, dẫn đến chúng chịu sự tác
động rất lớn từ âm vực, âm sắc của người nói khi sử dụng. Cùng một từ nhưng sắc thái biểu cảm sẽ hoàn toàn khác khi người nói thay đổi âm sắc của mình. Vì vậy, ngôi đối chỉ được xem là một từ có khả năng lịch sự ở mức trung hòa.