Khả năng kết hợp của từ trong phát ngôn thu hút sự chú ý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi ngôn ngữ thu hút sự chú ý trong tiếng việt (Trang 42 - 43)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.3 Khả năng kết hợp của từ trong phát ngôn thu hút sự chú ý

Trong các phát ngôn thu hút sự chú ý, ngoại trừ những từ có thể đứng độc lập thu hút sự chú ý thì những từ còn lại thường phải kết hợp lại với nhau. Động từ làm tín hiệu thu hút sự chú ý thường sẽ kết hợp với danh từ chỉ quan hệ thân thuộc, danh từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ...

Ví dụ: - Xin lỗi chị, xem hộ tôi mấy giờ được không? - Trình thầy, con vừa đi học về.

Đại từ làm tín hiệu thu hút sự chú ý thường kết hợp với danh từ. Ví dụ: - Lý Cường đâu! Tội mày đáng chết. (NC, CP)

Cảm từ khi làm tín hiệu thu hút sự chú ý, ngoài những từ đứng độc lập hầu hết cũng kết hợp với danh từ.

Ví dụ: - Thầy ơi! Con đau bụng quá.

- Hỡi đồng bào! Đã đến lúc phải vùng lên.

Trợ từ cũng kết hợp với danh từ khi làm tín hiệu thu hút sự chú ý. Ví dụ: - Này chú, ông Ngọc đâu? (KH, HBMT)

Như vậy, ta có thể thấy các từ loại khác khi làm tín hiệu thu hút sự chú ý đều kết hợp được với danh từ. Nhưng danh từ khi thành tín hiệu thu hút sự chú ý lại đứng độc lập hoặc kết hợp với chính danh từ.

Ví dụ: - Lan, đừng động tay vào đó.

- Bệ hạ, Người thấy trong người thế nào rồi. - Cô Lan, cô còn nhớ em không?

Xét trên bình diện cú pháp của phát ngôn, các công thức thu hút sự chú ý một số có thể sử dụng độc lập không kết hợp với ngôi đối như: Thưa, bẩm, báo cáo, tâu. Nhưng cũng có một số trường hợp không thể dùng độc lập như: bạch, trình, lạy.

Ví dụ: - Bẩm, cậu con về quê. (NL, LL)

- Báo cáo, đã xác định được mục tiêu. - Lạy cụ, dạo này cụ có khỏe không ạ?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi ngôn ngữ thu hút sự chú ý trong tiếng việt (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)