HÀNH VI NGÔN NGỮ THU HÚT SỰ CHÚ Ý BẤT LỊCH SỰ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi ngôn ngữ thu hút sự chú ý trong tiếng việt (Trang 85 - 87)

7. Cấu trúc luận văn

3.3 HÀNH VI NGÔN NGỮ THU HÚT SỰ CHÚ Ý BẤT LỊCH SỰ

Hành vi bất lịch sự ở đây có thể được xem là việc người nói chỉ chú trọng vào việc nâng cao thể diện của mình mà không chú ý đến thể diện của người nghe, thực hiện hành động đe dọa thể diện của người nghe.

Trong trường hợp này, hành vi thu hút sự chú ý thể hiện sự bất lịch sự có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

+ Người nghe trước đó đã làm điều khiến cho người nói phật ý nên không thể giữ thái độ lịch sự.

+ Người nói muốn đe dọa người nghe nhằm một mục đích cụ thể. + Người nói vô ý, không nắm được chuẩn mực lịch sự trong giao tiếp... + Người nói muốn lấn át người nghe để thị uy...

Khi người nói thực hiện hành vi thu hút sự chú ý bất lịch sự, người nói đe dọa đến thể diện của người nghe nhưng cũng đồng thời đe dọa thể diện của mình. Vì trong giao tiếp hành vi của cả người nói và người nghe có ảnh hưởng trực tiếp đến nhau.

3.3.1 Thu hút sự chú ý bằng từ nghi vấn “thế nào”

Trong các hình thức thu hút sự chú ý, hình thức sử dụng từ nghi vấn thế nào được xếp vào các hành vi bất lịch sự. “Thế nào” là từ để hỏi, khi người nói sử dụng từ này để thu hút sự chú ý đồng thời đưa ra lời đe dọa, yêu cầu người nghe phải thực hiện theo ý muốn của mình. Hoặc thể hiện thái độ mỉa mai. Ví dụ: - Thế nào, mày định quỵt nợ à?

- Thế nào, sao không ở bên ấy luôn đi về làm gì cho mệt.

Vì bản chất là một từ nghi vấn, từ thế nào khi thu hút sự chú ý đồng thời cũng ngầm yêu cầu người nghe phải trả lời một cách thật cặn kẽ mà người nghe sẽ hỏi sau hành vi thu hút sự chú ý.

Ví dụ: - Thế nào, chị đã nghĩ kỹ chưa. (NMC, CTNX)

- Thế nào, kể tiếp đi ! Ngày hôm sau sống chết cậu cũng phải mò

tới cái đội nữ công nhân ấy chứ ? (NMC, MTCR)

Trong chiến lược lịch sự, thì hành vi thu hút sự chú ý này không xem trọng thể diện của người nghe, nên hành vi này được xem là bất lịch sự.

3.3.2 Lời rao

Lời rao có thể được coi là hành vi thu hút sự chú ý có phạm vi rộng nhất, khi đối tượng được thu hút không phải là một người mà là rất nhiều người, được sử dụng trên phạm vi rất rộng. Dù lời rao rất gần gũi với cuộc sống của

con người, nhưng trên phương diện lịch sự vẫn chưa có ai thật sự chú ý và phân tích về chúng.

Lời rao được xếp vào các hành vi thu hút sự chú ý bất lịch sự. Như chúng ta đã biết lời rao được sử dụng trên phạm vi rất rộng với đối tượng không cụ thể. Chính vì vậy người thực hiện lời rao sẽ chọn cách thu hút mà không chú ý đến thể diện của nguời nghe. Người bán hàng vì điều kiện không thể phân loại đối tượng giao tiếp nên chọn cách nói ngắn gọn, chung chung tác động đến hầu hết tất cả các đối tượng.

Trong lời rao, điều quan trọng là mọi người phải chú ý đến mặt hàng mà người rao đang bán. Chính vì vậy yếu tố thể diện ở đây là không cần thiết, người nói không cần giữ thể diện cho mình đồng thời cũng không đề cao thể diện của người nghe.

Ví dụ: - Bánh tiêu, bánh giò đê....

- Ai chăng, ga, gối, đệm không?

- Ai mùng khung không? - Ai chổi lông gà.

Không chỉ lời rao của người bán mà lời rao của người mua và người hành nghề dạo cũng tương tự. Dù không đề cao thể diện của người nghe, nhưng vì đối tượng giao tiếp quá rộng và điều mà cả người nghe và người nói cần ở đây không phải là lịch sự giữa những người đối thoại mà chính là nội dung mặt hàng nên dù lời rao không đảm bảo yếu tố lịch sự vẫn được chấp nhận.

Ví dụ: - Mua đồng nát, sắt vụng đây...

- Bấm lỗ ta, không đau, không chảy máu. - Mài dao, mài kéo, thay cán dao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hành vi ngôn ngữ thu hút sự chú ý trong tiếng việt (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)