Kiểm định sự phù hợp mô hình tổng thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam chi nhánh bình định (Trang 97 - 99)

6. Bố cục đề tài

3.3.5.3. Kiểm định sự phù hợp mô hình tổng thể

Bảng 3.21. Bảng tóm tắt mô hình

Mô hình R R2 R2 hiệu chỉnh Sai lệch chuẩn ƣớc tính

Hệ số Durbin -Watson

1 0,687a 0,471 0,462 0,33943 1,716

Nguồn: Kết quả phân tích từ SPSS

Adjusted R Square hay còn gọi là R bình phương hiệu chỉnh, phản ánh mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập lên biến phụ thuộc. Từ bảng trên, hệ số R2 hiệu chỉnh là 0,471. Nghĩa là 47,1% biến thiên của biến phụ thuộc sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Bình Định được giải thích bởi các nhân tố độc lập. Điều này cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính này phù hợp với tập dữ liệu của mẫu ở mức 47,1%, tức là các biến độc lập giải thích được 47,1% biến thiên của biến phụ thuộc Sự hài lòng.

Giá trị Durbin-Watson dùng để kiểm định tự tương quan của các sai số kề nhau (hay còn gọi là tương quan chuỗi bậc nhất) có giá trị biến thiên trong khoảng từ 0 đến 4; nếu các phần sai số không có tương quan chuỗi bậc nhất với nhau thì giá trị sẽ gần bằng 2 (từ 1 đến 3); nếu giá trị càng nhỏ, gần về 0 thì các phần sai số có tương quan thuận; nếu càng lớn, gần về 4 có nghĩa là các phần sai số có tương quan nghịch. Từ Bảng 3.21, ta thấy giá trị Durbin-Watson của mô hình đạt 1,716, nằm trong khoảng từ 1 đến 3, như vậy, không có sự tương quan chuỗi bậc nhất trong mô hình.

Bảng 3.22. Bảng phân tích ANOVA

Mô hình Biến

thiên Df

Trung bình

biến thiên F Sig

1

Hồi quy 33,297 6 5,549 48,166 0,000b

Phần dƣ 37,329 324 0,115

Tổng 70,626 330

Nguồn: Kết quả phân tích từ SPSS

Mục đích của kiểm định F trong bảng ANOVA chính là để kiểm tra xem mô hình hồi quy tuyến tính này có suy rộng và áp dụng được cho tổng thể hay không. Nhìn vào Bảng trên, kiểm định giả thuyết về độ phù hợp với tổng thể của mô hình, giá trị F=48,166 với Sig.=0,000 < 0,05. Chứng tỏ R2 của tổng thể khác 0. Đồng nghĩa với việc mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng được là phù hợp với tổng thể.

Dựa vào Bảng 3.20 nêu trên, các biến độc lập TINCAY, DAPUNG, HUUHINH, DONGCAM, GIACA có Sig.<0,05 nên các yếu tố này tương quan ý nghĩa với HAILONG với độ tin cậy 95%. Như vậy, biến “Phương tiện hữu hình” (β=0,245) có ảnh hưởng lớn nhất đến sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh Bình

Định; tiếp theo là các biến “Sự tin cậy” (β =0,221); “Giá cả cảm nhận” (β=0,181); “Sự đồng cảm” (β =0,170); “Sự đáp ứng” (β =0,168); “Sự đảm bảo” (B=0,109) có ảnh hưởng thấp nhất đến sự hài lòng của khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá sự hài lòng của khách hàng sử dụng dịch vụ thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam chi nhánh bình định (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)