7. Kết cấu của đề tài
1.3.3.2 Kiểm soát nội bộ chi phí nhân công trực tiếp
- Thủ tục kiểm soát nội bộ hiện hành:
+ Thực hiện các mục tiêu:
Tổng chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh không vượt quá dự toán cho chi phí này.
Bảo đảm hiệu quả việc quản lý thời gian lao động thực tế, số lao động thực tế cũng như chất lượng, năng suất lao động.
Bảo đảm độ tin cậy của các thông tin liên quan đến chi phí tiền lương.
Chi phí tiền lương được phản ánh là có thật, đầy đủ, chính xác, kịp thời, được đánh giá đúng, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.
Phân biệt giữa khoản mục chi phí tiền lương của nhân công trực tiếp tham gia xây lắp với chi phí tiền lương nhân công vận hành xe, máy thi công, phục vụ máy thi công thuộc khoản mục chi phí sử dụng máy thi công. + Phương thức đo lường chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh:
Chi phí nhân công trực tiếp của công trình, hạng mục công trình nào thì phải hạch toán trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó. Như vậy, việc đo lường chi phí nhân công trực tiếp dựa trên: bảng chấm công, hợp đồng lao động, bảng tính lương, bảng thanh toán tiền lương (chứng từ thanh toán tiền lương), sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp, sổ theo dõi số lượng công nhân.
+ Tiến hành so sánh chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh so với các mục tiêu:
Sau khi tập hợp số liệu về chi phí nhân công trực tiếp phát sinh thực tế, ta tiến hành so sánh với các mục tiêu vừa nêu ở trên. Sau đó, thực hiện tính chênh lệch số liệu giữa chi phí nhân công trực tiếp phát sinh thực tế so với dự toán .
- Thủ tục kiểm soát sau: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chênh lệch ở khoản mục này (theo từng công trình, hạng mục công trình)
Biến động về chi phí nhân công trực tiếp (NCTT) thường do biến động của các nhân tố sau:
Mức ảnh hưởng của năng suất lao động đến = biến động chi phí NCTT
Tổng số Tổng số giờ công - giờ công làm việc thực tế làm việc dự toán
Đơn giá x giờ công theo dự toán
Biến động về năng suất lao động là nhân tố chủ yếu gây ra sự biến động về chi phí nhân công trực tiếp. Sự biến động của nhân tố này có thể do kỹ thuật công nghệ và khả năng phối hợp điều hành quá trình xây lắp; do trình độ tay nghề, kinh nghiệm của công nhân trực tiếp xây lắp; do tính kịp thời của các yếu tố đầu vào; do thái độ, trách nhiệm của công nhân; cũng có thể do thời tiết,…
+ Nhân tố giá: Mức ảnh hưởng của đơn giá giờ công đến = biến động chi phí NCTT
Đơn giá Đơn giá giờ công - giờ công thực tế dự toán
Tổng số x giờ công làm việc thực tế Thông thường thì nhân tố này ít khi biến động, những biến động nếu có thường liên quan đến việc tính lương hoặc đơn giá giờ công trên thị trường lao động thay đổi.
- Một số thủ tục kiểm soát nội bộ sau khi phân tích chênh lệch: + Quy định tuyển lao động:
Đơn vị cần có tiêu chí tuyển dụng lao động rõ ràng, có quy định tuyển dụng bằng văn bản để tránh tuyển dụng nhân công không có phẩm chất, tay nghề.
+ Quy định về tiền lương:
Đơn vị có văn bản ban hành quy định rõ mức lương đối với từng cấp lao động. Các khoản tiền lương, phụ cấp phải có sự phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
Phân chia giữa trách nhiệm theo dõi nhân sự với trách nhiệm theo dõi giờ công, khối lượng lao động, chấm công, lập bảng lương. Đột xuất kiểm tra việc chấm công.
+ Xây dựng chính sách định mức về số lao động:
Có phương pháp quản lý chặt chẽ, thường xuyên đánh giá năng suất lao động. + Hệ thống sổ sách kế toán tiền lương:
Doanh nghiệp quy định các tài khoản và chi tiết tài khoản hạch toán cho khoản mục này. Có sự thống nhất giữa hệ thống bảng chấm công, bảng tính lương, bảng chi tiết tiền lương, sổ nhật ký tiền lương và sổ cái.