Kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ chi phí xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng an nghĩa (Trang 39 - 43)

7. Kết cấu của đề tài

1.3.3.4 Kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất chung

- Thủ tục kiểm soát nội bộ hiện hành:

+ Thực hiện các mục tiêu:

 Chi phí sản xuất chung phát sinh thực tế không vượt quá dự toán cho chi phí này.

 Chi phí phát sinh được phản ánh kịp thời, chính xác, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.

+ Phương thức đo lường chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh: Chi phí sản xuất chung liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì hạch toán trực tiếp cho công trình, hạng mục công trình đó. Đối với trường hợp chi phí sản xuất chung liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình thì kế toán tiến hành phân bổ gián tiếp theo tỷ lệ (do đơn vị xác định hợp lý).

+ Tiến hành so sánh chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh so với các mục tiêu:

Sau khi tập hợp số liệu về chi phí sản xuất chung phát sinh thực tế, ta tiến hành so sánh với các mục tiêu vừa nêu ở trên, sau đó thực hiện tính chênh lệch số liệu giữa chi phí sản xuất chung phát sinh thực tế so với dự toán.

- Thủ tục kiểm soát nội bộ sau:

Đối với chi phí sản xuất chung, khi phân tích thì rất khó xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chi phí này.

Do đó thường tiến hành phân tích theo tổng số chi phí và theo từng nhân tố để đánh giá sự thay đổi theo tỷ trọng của từng khoản chi ảnh hưởng đến biến động chi phí sản xuất chung.

Phân tích chi phí sản xuất chung bị ảnh hưởng bởi hai nhân tố: giá cả tăng và sự sử dụng lãng phí các yếu tố cấu thành nên chi phí sản xuất chung như nhân công, nguyên vật liệu, nhiên liệu.

- Một số thủ tục kiểm soát nội bộ sau khi phân tích chênh lệch: Chi phí sản xuất chung là khoản mục chi phí bao gồm nhiều nội dung chi phí, do đó cần xác định hành động quản lý thích hợp để kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất chung và thường kết hợp với các khoản mục, phần hành khác có liên quan.

Chi phí sản xuất chung bao gồm: định phí sản xuất chung và biến phí sản xuất chung. Cần thực hiện tách biệt giữa hai loại này thì mới có thể kiểm soát nội bộ được. Đối với biến động của loại biến phí sản xuất chung, nhà quản lý cũng cần xác định hành động quản lý thích hợp để kiểm soát nội bộ như đã trình bày ở phần “một số thủ tục kiểm soát nội bộ sau khi phân tích chênh lệch” của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về KSNB nói chung và KSNB chi phí xây lắp nói riêng, xây dựng mô hình nghiên cứu về xây dựng hệ thống KSNB đối với chu trình CPXL của doanh nghiệp xây dựng. Từ đó tập trung vào nghiên cứu, làm sáng tỏ các vấn đề cơ bản của KSNB chi phí xây lắp như phân loại chi phí xây lắp, các thủ tục kiểm soát nội bộ đối với từng loại chi phí xây lắp, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện chi phí xây lắp. Những vấn đề nghiên cứu ở chương 1 là cơ sở để nghiên cứu, đánh giá thực trạng KSNB chi phí xây lắp tại Công ty Cổ phần Xây dựng An Nghĩa nhằm đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác KSNB chi phí xây lắp tại Công ty.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHI PHÍ XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY

DỰNG AN NGHĨA

2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG AN NGHĨA

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ chi phí xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng an nghĩa (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)