Tình hình biến động của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ chi phí xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng an nghĩa (Trang 88 - 91)

7. Kết cấu của đề tài

3.2.5.1. Tình hình biến động của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

- Tuy từ các phụ lục có thể thấy chênh lệch xuất hiện ở chi phí nguyên vật liệu trực tiếp giữa thực tế và dự toán và như tác giả trình bày ở phần đánh giá thực trạng ở cuối chương 2: chênh lệch ở khoản mục này được Công ty giải thích chung chung là do đơn giá thị trường nguyên vật liệu biến động: lúc mua thực tế cao hơn so với đơn giá lúc dự toán. Nhưng qua tìm hiểu thì tác giả nhận thấy được thực tế có thể do một số nguyên nhân khác.

- Đối tượng phân tích: biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (∆VL) - Biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp do 2 nhân tố gây ra: biến động về giá và biến động về lượng nguyên vật liệu tiêu hao.

Biến động về giá nguyên vật liệu (∆P) được tính theo công thức :

∆P = ∑𝑁𝑖=1(Pt, i – Pd, i) x Qt, i

Biến động về lượng nguyên vật liệu (∆Q) được tính theo công thức:

Trong đó:

∆P : mức biến động về giá nguyên vật liệu ∆Q : mức biến động về lượng nguyên vật liệu

∑𝑁𝑖=1: các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong suốt quá trình thi công một công trình từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc liên quan đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Pt, i : giá nguyên vật liệu thực tế

Pd, i : giá nguyên vật liệu dự toán

Qt, i : lượng nguyên vật liệu thực tế

Qd, i : lượng nguyên vật liệu dự toán

- Tổng biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tính theo công thức: ∆ 𝑉𝐿 = ∆P + ∆Q

Thể hiện qua công trình: Trung tâm y tế huyện An Lão - Hạng mục: Cải tạo khoa Phẫu thuật – Hồi sức cấp cứu (Xây lắp), hoàn công ngày 08/07/2016.

Bảng 3.1: Bảng phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Tại công trình: Trung tâm y tế huyện An Lão

Hạng mục: Cải tạo khoa Phẫu thuật – Hồi sức cấp cứu (Xây lắp)

(Nguồn: Phòng Tài chính-Kế toán-Vật tư và tính toán của tác giả)

Khối lượng Đơn giá (đồng) Khối lượng Đơn giá (đồng) Do lượng Do giá (đồng) A B C 1 2 3 4 5=(3-1)x2 6=(4-2)x3 7=5+6 1 SIKA chống thấm kg 95,31 13.636 108,8 25.000 183.949,64 1.236.403,2 1.420.352,84 2 Sơn lót chống kiềm kg 316,7575 73.692 323,87 85.782 524.134,35 3.915.588,3 4.439.722,65 … … … … Tổng cộng … … … Tổng mức biến động STT Loại vật liệu ĐVT Dự toán Thực tế Biến động

Qua bảng phân tích chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đã cho thấy được có sự biến động giữa chi phí thực tế và dự toán. Sự biến động này có thể bị ảnh hưởng bởi nguyên nhân chủ quan và khách quan của các nhân tố lượng và nhân tố giá.

- Nguyên nhân của sự biến động:

+ Biến động do giá nguyên vật liệu trực tiếp cho thấy giá nguyên vật liệu thực tế phải trả cho một đơn vị khối lượng nguyên vật liệu tăng lên so với dự toán. Nguyên nhân của sự tăng lên này có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:

 Giá nguyên vật liệu trên thị trường lúc mua thực tế biến động tăng so với lúc dự toán. Đây là nguyên nhân nhà quản lý không thể kiểm soát được.

 Người đặt mua nguyên vật liệu thông đồng với nhà cung cấp ghi tăng giá nguyên vật liệu mua vào để hưởng lợi cá nhân. Nếu xuất phát từ nguyên nhân này thì Công ty phải có thiết lập biện pháp kiểm soát nội bộ phù hợp.

+ Biến động về khối lượng nguyên vật liệu trực tiếp cho thấy khối lượng nguyên vật liệu thực tế sử dụng tăng lên so với dự toán do các nguyên nhân sau:

 Sự gia tăng khối lượng xây lắp của từng hạng mục công trình so với dự toán ban đầu. Đây là sự gia tăng khách quan không theo ý muốn của Công ty, do đó, không ảnh hưởng đến mục tiêu kiểm soát nội bộ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của từng công trình, hạng mục công trình.

 Sự gia tăng khối lượng nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng để xây dựng một đơn vị khối lượng xây lắp của từng công trình, hạng mục công trình. Nguyên nhân chủ yếu của sự gia tăng lượng nguyên vật liệu này là do trong quá trình xây lắp, đội thi công đã bảo quản, quản lý, kiểm soát nguyên vật liệu không tốt nên đã để xảy ra hiện tượng thất thoát, lãng phí.

Như vậy, giá nguyên vật liệu gia tăng là do giá nguyên vật liệu trên thị trường gia tăng, đồng thời nhân viên thu mua nguyên vật liệu đã có sự gian lận trong quá trình thu mua. Và tình trạng sử dụng lãng phí, để thất thoát nguyên vật liệu là nguyên nhân làm gia tăng khối lượng nguyên vật liệu trực tiếp. Để hạn chế, khắc phục điều này thì cần xây dựng các thủ tục kiểm soát nội bộ hữu hiệu, đồng thời phải xử phạt thích đáng đối với những cá nhân vi phạm, khen thưởng đối với những cá nhân thực hiện tốt các thủ tục kiểm soát nội bộ giá nguyên vật liệu mua vào, lượng nguyên vật liệu sử dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ chi phí xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng an nghĩa (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)