Tình hình biến động chi phí nhân công trực tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ chi phí xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng an nghĩa (Trang 91 - 93)

7. Kết cấu của đề tài

3.2.5.2. Tình hình biến động chi phí nhân công trực tiếp

Từ các phụ lục có thể thấy không xuất hiện chênh lệch chi phí nhân công trực tiếp giữa thực tế và dự toán. Nhưng qua tìm hiểu và phỏng vấn thì tác giả nhận thấy được có sự chênh lệch, Công ty cho rằng: chênh lệch này là không trọng yếu nên đã không tìm hiểu nguyên nhân và quyết toán tổng chi phí nhân công trực tiếp theo dự toán. Theo tìm hiểu riêng thì tác giả nhận thấy một số nguyên nhân của chênh lệch.

- Đối tượng phân tích: biến động chi phí nhân công trực tiếp (∆NC) - Phân tích sự biến động chi phí nhân công trực tiếp là đi phân tích sự ảnh hưởng của 2 nhân tố gây ra: biến động về giá một ngày công lao động và biến động về năng suất lao động.

Biến động về giá một ngày công lao động (∆Pnc) được tính theo công thức:

∆Pnc = ∑𝑁𝑖=1(Pnct, i – Pnc d, i) x Nt, i

Biến động về năng suất lao động (∆N) được tính theo công thức:

∆N = ∑𝑁𝑖=1(Nt, i – Nd, i) x Pnc d, i

Trong đó:

∆N : mức biến động về năng suất lao động

∑𝑁𝑖=1: các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong suốt quá trình thi công một công trình từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc liên quan đến chi phí nhân công trực tiếp.

Pnc

t, i : giá một ngày công lao động thực tế

Pnc

d, i : giá một ngày công lao động dự toán

Nt, i : năng suất lao động thực tế

Nd, i : năng suất lao động dự toán

- Tổng biến động chi phí nhân công trực tiếp được tính theo công thức: ∆ 𝑁𝐶 = ∆Pnc + ∆N

Thể hiện qua công trình: Trung tâm y tế huyện An Lão - Hạng mục: Cải tạo khoa Phẫu thuật – Hồi sức cấp cứu (Xây lắp), hoàn công ngày 08/07/2016.

Bảng 3.2: Bảng phân tích chi phí nhân công trực tiếp Tại công trình: Trung tâm y tế huyện An Lão

Hạng mục: Cải tạo khoa Phẫu thuật – Hồi sức cấp cứu (Xây lắp)

(Nguồn: Phòng Tài chính-Kế toán-Vật tư và tính toán của tác giả) Khối lượng Đơn giá (đồng) Khối lượng Đơn giá (đồng) Do lượng Do giá (đồng) A B C 1 2 3 4 5=(3-1)x2 6=(4-2)x3 7=5+6 1 Tháo lớp vữa trát tường chân móng m2 100,31 23.016 94,7 29.449 -129.119,76 609.205,1 480.085,34 2 Phá dỡ tường xây gạch chiều dày <=11cm m3 4,173 220.569 3,98 282.218 -42.569,817 245.363,02 202.793,203 … … … … … … … … … Tổng cộng … … … Biến động Tổng mức biến động STT Loại vật liệu ĐVT Dự toán Thực tế

Qua bảng phân tích chi phí nhân công trực tiếp đã cho thấy được sự biến động chi phí thực tế so với dự toán. Sự biến động này có thể bị ảnh hưởng bởi khối lượng lao động trực tiếp thay đổi và đơn giá lao động thay đổi.

- Nguyên nhân của sự biến động:

+ Biến động tăng về mức giá lao động: giá lao động biến đổi là do tình hình giải tỏa để xây dựng mới các khu dân cư đã làm cho nhu cầu lao động xây lắp tăng và đẩy đơn giá lên. Đồng thời mức giá tiêu dùng trong thời gian gần đây đã có sự gia tăng làm cho giá lao động cũng tăng lên. Sự biến động này làm nhà quản lý không thể kiểm soát được. Bên cạnh đó, có thể do nhân viên báo cáo sai mức giá lao động để hưởng chênh lệch.

+ Biến động giảm về năng suất lao động cho thấy việc quản lý, kiểm soát nội bộ quá trình lao động của công nhân không tốt, đã có sự chay lười, chạy việc, trình độ tay nghề công nhân kém, cũng có thể do điều kiện thi công khó khăn hơn so với mức bình thường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ chi phí xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng an nghĩa (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)