7. Kết cấu của đề tài
3.2.4.4. Hoàn thiện thủ tục kiểm soát nội bộ chi phí sản xuất chung
- Kiểm soát chi phí nguyên vật liệu dùng chung tương tự như thủ tục kiểm soát chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Kiểm soát nội bộ chi phí tiền lương nhân viên quản lý.
- Kiểm soát nội bộ dịch vụ mua ngoài: đối với tiền điện, tiền nước quản lý thông qua đồng hồ nhưng quy định mức tối đa hợp lý, nếu vượt thì quy trách nhiệm cho từng cá nhân liên quan.
- Kiểm soát nội bộ chi phí bằng tiền khác.
- Đối với mỗi công trình sau khi hoàn công, Công ty nên so sánh tình hình thực hiện chi phí sản xuất chung với dự toán, do đó nên lập bảng so sánh giữa số liệu thực tế với dự toán.
+ Đối với chi phí sản xuất chung sau khi phân tích rất khó phân biệt mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố nên thường tiến hành phân tích theo tổng số chi phí và theo từng nhân tố để đánh giá sự thay đổi tỷ trọng của từng khoản mục thuộc chi phí sản xuất chung giữa thực tế so với dự toán, qua đó hạn chế những yếu kém để tăng cường quản lý đối với công trình.
+ Việc phân tích các chi phí cấu thành trong khoản mục chi phí sản xuất chung thường được thực hiện kết hợp với ba khoản mục chi phí trên.
Nhìn chung, qua những nhược điểm của thủ tục kiểm soát nội bộ CPXL của Công ty đã nêu ở chương 2, luận văn đã đưa ra một số giải pháp cụ thể góp phần tăng cường công tác kiểm soát nội bộ chi phí xây lắp, giúp quá trình hoạt động của Công ty hữu hiệu và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, quá trình kiểm soát nội bộ này của Công ty còn thiếu một giai đoạn quan trọng là thủ tục kiểm soát nội bộ sau đối với các chi phí thuộc CPXL.
3.2.5. Hoàn thiện phân tích biến động chi phí xây lắp phục vụ công tác kiểm soát nội bộ chi phí xây lắp tại Công ty
Kiểm soát nội bộ CPXL tại Công ty mới chỉ được thiết lập ở hai mặt là kiểm soát nội bộ tổ chức và kiểm soát nội bộ kế toán mà chưa đi vào một quá
trình kiểm soát nội bộ cụ thể, các chi phí chỉ được theo dõi ở mặt số liệu trên sổ sách mà không có báo cáo kế toán cụ thể, chưa đi vào so sánh thực tế với dự toán, cũng như chưa phân tích, tìm nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của các chi phí trực tiếp thuộc CPXL, từ đó rút ra nhận xét và tìm biện pháp quản lý thích hợp. Để làm được các giai đoạn sau của quá trình kiểm soát nội bộ cần phải có sự liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban cũng như trong việc quản lý ở công trình.
Thủ tục kiểm soát nội bộ sau ở một công trình giúp Công ty có thể rút kinh nghiệm cho việc theo dõi và phát hiện kịp thời sự biến động trọng yếu giữa chi phí dự toán và chi phí thực tế ở những công trình về sau mà Công ty sẽ đảm nhận, từ đó Công ty có thể chủ động trong việc cắt giảm CPXL hợp lý.