7. Kết cấu của đề tài
3.2.5.3. Tình hình biến động chi phí sử dụng máy thi công
Từ các phụ lục có thể thấy không xuất hiện chênh lệch chi phí sử dụng máy thi công giữa thực tế và dự toán. Nhưng qua tìm hiểu, phỏng vấn thì tác giả nhận thấy được có sự chênh lệch, Công ty cho rằng: chênh lệch này là không trọng yếu nên đã không tìm hiểu nguyên nhân và Công ty quyết toán tổng chi phí sử dụng máy thi công theo dự toán. Theo tìm hiểu riêng thì tác giả nhận thấy một số nguyên nhân của chênh lệch.
Để kiểm soát nội bộ tốt chi phí sử dụng máy thi công tại các công trình xây dựng, chi phí này phải được đo lường và phân tích sự biến động như sau:
- Phân tích sự biến động chi phí sử dụng máy thi công là đi phân tích sự ảnh hưởng của 2 nhân tố gây ra: biến động về giá ca máy thi công và biến động về năng suất máy thi công.
Biến động về giá ca máy thi công (∆Pm) được tính theo công thức :
∆Pm = ∑𝑁𝑖=1(Pmt, i – Pm d, i) x Tt, i
Biến động về năng suất lao động (∆T) được tính theo công thức:
∆T = ∑𝑁𝑖=1(Tt, i – Td, i) x Pm d, i
Trong đó:
∆Pm : mức biến động về giá ca máy thi công ∆T : mức biến động về năng suất máy thi công
∑𝑁𝑖=1: các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong suốt quá trình thi công một công trình từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc liên quan đến chi phí sử dụng máy thi công.
Pm t, i : giá ca máy thi công thực tế
Pm d, i : giá ca máy thi công dự toán
Tt, i : năng suất máy thi công thực tế
Td, i : năng suất máy thi công dự toán
- Tổng biến động chi phí sử dụng máy thi công được tính theo công thức: ∆M = ∆Pm + ∆T
Thể hiện qua công trình: Trung tâm y tế huyện An Lão - Hạng mục: Cải tạo khoa Phẫu thuật – Hồi sức cấp cứu (Xây lắp), hoàn công ngày 08/07/2016.
Bảng 3.3: Bảng phân tích chi phí sử dụng máy thi công Tại công trình: Trung tâm y tế huyện An Lão
Hạng mục: Cải tạo khoa Phẫu thuật – Hồi sức cấp cứu (Xây lắp)
(Nguồn: Phòng Tài chính-Kế toán-Vật tư và tính toán của tác giả)
Qua bảng phân tích chi phí sử dụng máy thi công đã cho thấy được sự biến động chi phí thực tế so với dự toán. Sự biến động này có thể bị ảnh hưởng bởi năng suất và giá sử dụng máy thi công.
- Nguyên nhân của sự biến động:
+ Biến động giảm mức giá ca máy thi công. Điều này có thể thấy giá nhiên liệu có giảm nhẹ hoặc đơn giá ca máy thuê ngoài giảm, bên cạnh đó, Công ty đã có thủ tục kiểm soát tốt lượng nhiên liệu chạy máy, kiểm soát tốt khâu xuất nhiên liệu phục vụ hoạt động máy thi công.
+ Biến động về năng suất sử dụng máy thi công, biến động này giảm không đáng kể có thể là do chênh lệch nhỏ trong quá trình tính toán. Điều này có thể thấy, máy móc hoạt động hiệu quả; khâu chuẩn bị máy móc, khâu chuẩn bị lực lượng lao động phục vụ máy thi công tốt, nhịp nhàng; từ đó cũng là góp phần tiết kiệm được nhiên liệu, giúp giảm mức giá ca máy thi công.
Khối lượng Đơn giá (đồng) Khối lượng Đơn giá (đồng) Do lượng Do giá (đồng) A B C 1 2 3 4 5=(3-1)x2 6=(4-2)x3 7=5+6 1
Vận chuyển các loại phế thải lên cao, từ trên cao xuống, máy vận thăng lồng-sức nâng 3T, H nâng 100m
ca 43,341 717.865 43,3 708.850 -29.432,465 -390.349,5 -419.781,965
2 Đào xà bần bằng máy đào
<=0,8m3 ca 100,144 2.931.401 100,1 2.481.118 -128.981,644 -45.073.328,3 -45.202.309,94 … … … … … … … … … Tổng cộng … … … STT Loại vật liệu ĐVT Dự toán Thực tế Biến động Tổng mức biến động
- Tuy nhiên, trong thời gian hoạt động về sau nếu Công ty thực hiện thủ tục kiểm soát nội bộ sau đối với chi phí sử dụng máy thi công mà cho kết quả ngược lại với bảng tính toán mẫu 3.3 thì có thể có những hướng như sau:
Biến động tăng chi phí sử dụng máy thi công là do tiến độ thi công chậm, làm thời gian thi công công trình kéo dài dẫn đến khấu hao máy thi công tăng lên và tiền lương công nhân vận hành máy thi công tăng. Trong trường hợp này cần có biện pháp giám sát tiến độ thi công cho đúng với thời gian theo dự toán, kế hoạch. Trách nhiệm của việc để kéo dài thời gian thi công thuộc về đội trưởng đội xây dựng, nhân viên kỹ thuật giám sát thi công và nhân viên quản lý công trình.
Để giữ tiến độ thi công, định kỳ nhân viên kỹ thuật giám sát công trình phải báo cáo tiến độ thi công cho bộ phận kiểm soát, nếu tiến độ thi công chậm thì cần phải tăng tốc độ thi công trong thời gian tiếp theo để hoàn thành đúng kế hoạch như: cho công nhân làm tăng ca, tăng năng suất lao động, tăng lực lượng lao động tạm thời.
Biến động tăng chi phí sử dụng máy thi công là do sự ảnh hưởng của hai nhân tố:
+ Biến động tăng mức giá ca máy thi công: nguyên nhân của sự gia tăng này là sự tăng về giá và lượng nhiên liệu chạy máy, đơn giá ca máy thuê ngoài tăng,…
Để kiểm soát nội bộ tình hình này thì cần thắt chặt việc thực hiện các thủ tục kiểm soát nội bộ đơn giá ca máy thi công, khoán luôn mức nhiên liệu cho công nhân lái máy, hoặc xây dựng tốt thủ tục kiểm soát nội bộ đối với quá trình xuất nhiên liệu chạy máy theo dự toán đã đề ra.
+ Biến động về năng suất sử dụng máy thi công: nguyên nhân của sự gia tăng này là do sự điều hành máy thi công không tốt làm cho thời gian rảnh rỗi nhiều, do các lao động hỗ trợ cho máy thi công như xúc cát, xà bần
hoặc do có vật cản, địa hình thi công khó, công nhân vận hành máy không thành thạo,…
Để kiểm soát nội bộ tốt sự gia tăng chi phí này thì tại mỗi công trình thi công cần có sự điều khiển, giám sát của nhân viên kỹ thuật đối với từng hạng mục thi công, chuẩn bị đầy đủ các máy móc cần thiết theo kế hoạch đã lập và chuẩn bị lực lượng nhân công hỗ trợ trước khi cho máy thi công hoạt động.