Đặc điểm liên tục đổi mới của sản phẩm, công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc của nhân viên bằng KPI tại đài viễn thông quy nhơn (Trang 39 - 41)

7. Kết cấu luận văn

1.4.1. Đặc điểm liên tục đổi mới của sản phẩm, công nghệ

Ngành công nghệ thông tin và viễn thông là một trong những ngành có sự đổi mới về sản phẩm, công nghệ vƣợt bậc và khó đoán. Nhiều công nghệ mới đƣợc áp dụng làm thay đổi hẳn bản chất và mức độ tăng trƣởng của các dịch vụ truyền thống. Các doanh nghiệp Việt Nam quyết liệt hơn trong mục tiêu thực hiện chuyển đổi số, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng

trong giai đoạn bình thƣờng mới. Hiện nay, nhu cầu cung cấp các dịch vụ CNTT và dựa trên CNTT cho tất cả các đối tƣợng có nhu cầu ở Việt Nam rất đa dạng, phong phú và đủ mọi cấp độ. Tiến bộ công nghệ (nhƣ cloud computing - điện toán đám mây) hƣớng ngƣời sử dụng CNTT đến sử dụng các dịch vụ đƣợc cung cấp một cách chuyên nghiệp hơn là tự sở hữu và khai thác các phƣơng tiện CNTT. Theo kết quả khảo sát, các doanh nghiệp công nghệ cho rằng các xu hƣớng công nghệ trong thời gian tới sẽ tập trung vào một số xu thế chính: Trí tuệ nhân tạo (AI); bảo mật dữ liệu; điện toán đám mây; IoT hứa hẹn sự bùng nổ khi mạng 5G thƣơng mại hóa. internet of things – IoT (vạn vật kết nối hay internet vạn vật) là một hệ thống tƣơng quan giữa các thiết bị máy tính, máy móc, thiết bị kỹ thuật số, các sự vật, động vật và cả con ngƣời, với điều kiện chúng có dấu hiệu nhận biết riêng biệt (unique identifiers – UIDs) và khả năng truyền đạt dữ liệu mà không phụ thuộc và sự tƣơng tác của con ngƣời với máy tính hay giữa con ngƣời với nhau. Ứng dụng của IoT giúp mọi ngƣời sống và làm việc thông minh cũng nhƣ kiểm soát tốt hơn cuộc sống của mình. IoT hƣớng tới mọi ngành, từ chăm sóc sức khỏe, tới kiểm soát tài chính, hoạt động kinh doanh, sản xuất,… Một vài xu hƣớng công nghệ khác đƣợc diễn giả đề cập và phân tích là: Big Data analytics, Blockchain technology. Trong bối cảnh, xu hƣớng viễn thông, CNTT ngày càng phát triển vƣợt bậc, sự thay đổi đó kéo theo những thách thức lớn đối các chủ thể trong nền kinh tế, trong đó có doanh nghiệp Viễn thông ICT. Ngoài công nghệ, kỹ thuật, doanh nghiệp trong ngành phải giải bài toán về nguồn nhân lực và xây dựng hệ thống làm việc năng suất cao đáp ứng yêu cầu đổi mới và giữ vững vị thế cạnh tranh. Do đó, việc áp dụng KPI vào đánh giá hiệu quả thực hiện công việc của nhân viên tại Đài viễn thông là cực kì cần thiết, việc áp dụng càng hiệu quả, càng tiên tiến, càng khoa học thì hiệu suất công việc càng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác đánh giá thực hiện công việc của nhân viên bằng KPI tại đài viễn thông quy nhơn (Trang 39 - 41)