8. Kết cấu của đề tài
2.2.1. Tình hình phân cấp quản lý của Công ty
Phân cấp quản lý tài chính tại Công ty thực hiện dựa trên Điều lệ Công ty đƣợc thông qua ngày 15/4/2014 và Quy chế quản lý tài chính của Công ty ban hành. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty gồm:
64
quyết định quan trọng với các công việc điều hành và quản lý Công ty dựa theo điều lệ đã đƣợc đề ra khi thành lập Công ty.
Ban Giám đốc Công ty gồm 01 Giám đốc và 01 Phó Giám đốc. Giám đốc là ngƣời ra các quyết định chiến lƣợc, kế hoạch phát triển trung hạn và dài hạn; kế hoạch kinh doanh hằng năm của Công ty và đƣa ra những điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình thị trƣờng.
Chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp của Giám đốc là Phó Giám đốc. Có chức năng và chịu trách nhiệm quản lý, điều hành, giám sát việc thực hiện các chiến lƣợc, chính sách, quy trình và kế hoạch hằng năm liên quan đến sản phẩm cũng nhƣ hƣớng đến mục tiêu chung của toàn Công ty; đồng thời, chủ động giải quyết các công việc đã đƣợc Giám đốc ủy quyền và phân công theo đúng chế độ chính sách của nhà nƣớc và điều lệ của Công ty.
Đứng đầu mỗi phòng ban là các trƣởng phòng. Là cấp chịu sự quản lý trực tiếp của các Phó Giám đốc. Trƣởng phòng là ngƣời thực hiện nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động theo chức năng đƣợc phân công. Đồng thời, các trƣởng phòng trực tiếp quản lý nhân sự và tổ chức thực hiện công việc tại phòng ban mình sao cho hiệu quả để cùng hƣớng đến mục tiêu chung của cả Công ty. Bên cạnh đó, phải có trách nhiệm báo cáo kết quả và công việc của bộ phận mình quản lý.
Với sự phân cấp quản lý tài chính nhƣ trên, có thể thấy rằng: Cơ cấu quản lý tại Công ty tƣơng đối chặt chẽ, mỗi cấp quản lý có những quyền hạn và nhiệm vụ riêng phục vụ cho mục tiêu sản xuất kinh doanh của Công ty. Mỗi bộ phận có ngƣời đứng đầu chịu trách nhiệm chung cho kết quả hoạt động của bộ phận mình, bảo đảm đem lại hiệu quả nhất định cho từng hoạt động và từng bộ phận của Công ty. Tuy nhiên, để kế toán trách nhiệm phát huy tác dụng cần có sự phân quyền rõ ràng, cụ thể hơn nữa cho từng bộ phận, cá nhân. Điều cần thiết là gắn kết trách nhiệm cá nhân với kết quả hoạt động
65
từng bộ phận. Có nhƣ vậy, khi phát sinh chênh lệch Công ty mới biết đƣợc đâu là nguồn gốc của sự việc. Trên cơ sở đó, Công ty mới thúc đẩy các bộ phận, cá nhân đóng góp tích cực vào mục tiêu chung của Công ty.