Đánh giá thực trạng kế toán trách nhiệm tại Công ty TNHH Tinh Bột Sắn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán trách nhiệm tại công ty trách nhiệm hữu hạn tinh bột sắn nhiệt đồng tâm vĩnh thạnh (Trang 84)

8. Kết cấu của đề tài

2.3.Đánh giá thực trạng kế toán trách nhiệm tại Công ty TNHH Tinh Bột Sắn

Bột Sắn Nhiệt Đồng Tâm Vĩnh Thạnh

2.3.1. Ưu điểm

Nhìn chung, hệ thống kế toán trách nhiệm đã đƣợc xây dựng một cách hợp lý phù hợp với mô hình tổ chức quản lý của Công ty. Công ty đã hình thành nên các trung tâm trách nhiệm cụ thể nhƣ trung tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận, trung tâm đầu tƣ.

Công ty có cơ cấu tổ chức và phân quyền rõ ràng, chức năng, nhiệm vụ của các cấp quản lý đƣợc phân công cụ thể và không chồng chéo nhau giữa các phòng ban. Cơ cấu tổ chức thể hiện chế độ quản lý một thủ trƣởng, trách nhiệm và quyền lực cao nhất thuộc về Giám đốc, không bị phân tán. Mỗi bộ phận đều có ngƣời đứng đầu để lãnh đạo và chịu trách nhiệm trong phạm vi của mình. Đây là điều kiện cần thiết để xây dựng và phát triển kế toán trách nhiệm tại Công ty.

Một ƣu điểm nữa là đã xây dựng đƣợc các chỉ tiêu đánh giá trách nhiệm. Hằng năm, Công ty thực hiện phân tích tình hình kinh doanh, xác định nguyên nhân của những biến động trong năm trƣớc để có thể lên kế hoạch và kiểm soát tình hình hoạt động của Công ty.

Về mặt báo cáo trách nhiệm, Công ty cũng đã xây dựng đƣợc hệ thống báo cáo hàng kỳ của các bộ phận để chỉ ra thành quả quản lý từng bộ phận và của toàn Công ty. Mỗi tháng, quý các bộ phận kế toán quản trị sẽ có trách nhiệm cung cấp những báo cáo đánh giá thành quả hoạt động tháng trƣớc của các trung tâm trách nhiệm trong Công ty. Các báo cáo sẽ đƣợc gửi đến Ban Giám đốc và các nhà quản lý từ cấp bậc trƣởng bộ phận trở lên. Thông qua báo cáo này sẽ giúp các nhà quản lý có sự đánh giá thành quả và khả năng hoạt động của phòng ban, từ đó xem xét và ra quyết định chi tiêu cho phù hợp với định hƣớng kinh doanh của Công ty.

75

Xét về cơ bản, hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty đã đáp ứng đƣợc nhu cầu kiểm soát chi phí, thu nhập. Hệ thống này cung cấp kịp thời và tƣơng đối những thông tin cần thiết để Ban Giám đốc đánh giá đƣợc trách nhiệm quản lý của nhà quản lý bộ phận. Đây chính là cơ sở để Ban Giám đốc thực hiện tốt các công việc quản lý của mình tại Công ty và tạo động lực cho các nhà quản lý bộ phận thực hiện tốt công việc quản lý của bộ phận mình. Qua đó góp phần phát triển và nâng cao hiệu quả đầu tƣ và hoạt động của Công ty.

2.3.2. Tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những thế mạnh của Công ty trong việc xây dựng và thực hiện kế toán trách nhiệm thì vẫn tồn tại những hạn chế nhất định, ảnh hƣởng đến việc đánh giá và phát huy tối đa sức mạnh của các phòng ban, góp phần vào việc phát triển chung của toàn Công ty.

Việc xác định các trung tâm trách nhiệm có thực hiện nhƣng chƣa rõ ràng và hợp lý nên công tác kế toán trách nhiệm chƣa đạt đƣợc hiệu quả. Các chỉ tiêu đánh giá trung tâm trách nhiệm chƣa cụ thể. Các báo cáo trách nhiệm đƣợc lập nhƣng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý, chƣa đánh giá đƣợc trách nhiệm của từng bộ phận.

Về công tác phân cấp quản lý: Mặc dù Công ty đã có sự phân chia cấp bậc quản lý và thành lập các trung tâm trách nhiệm cụ thể. Nhƣng sự phân cấp quản lý tại Công ty vẫn chƣa đƣợc thực hiện triệt để. Ví dụ, dù Ban Giám đốc đã giao trách nhiệm cho các cấp quản lý bên dƣới nhƣng các quyết định liên quan đến bộ phận thì Ban Giám đốc vẫn là ngƣời phê duyệt cuối cùng. Chính vì vậy mà các vấn đề liên quan đến trách nhiệm của các bộ phận vẫn còn có một phần trách nhiệm của Ban Giám đốc trong đó. Điều này làm gia tăng thêm khối lƣợng công việc và ảnh hƣởng đến tình trạng đánh giá khách quan của Ban Giám đốc đối với trách nhiệm của các bộ phận.

76

các trung tâm chƣa đƣợc sử dụng, chính vì vậy, nhà quản lý bộ phận không có đầy đủ công cụ để đánh giá kết quả hoạt động của đơn vị mình và Ban Giám đốc cũng không có đủ công cụ để đánh giá trách nhiệm quản lý bộ phận của các trƣởng phòng ban, bộ phận. Đánh giá kết quả hoạt động của trung tâm chi phí và trách nhiệm nhà quản lý trung tâm chi phí chỉ dừng lại ở việc so sánh chi phí thực hiện so với chi phí dự toán để đánh giá chi phí chi thực tế có vƣợt ngân sách không và xem xét biến động chi phí, trong khi hiệu quả thực hiện chi phí tại trung tâm chi phí cần phải đƣợc đánh giá qua sự liên hệ với mức độ thực hiện chi phí của các bộ phận khác hoặc với mức độ thực hiện chi phí của Công ty để có sự đánh giá chính xác và đầy đủ hơn về hiệu quả hoạt động và trách nhiệm quản lý các bộ phận trong sự liên kết với hiệu quả chung của toàn Công ty.

Nhà quản lý của Công ty chỉ đánh giá đƣợc hiệu quả hoạt động của trung tâm lợi nhuận trong nội bộ mà không đánh giá đƣợc hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của Công ty mình so với hiệu quả của ngành và dẫn đến trƣờng hợp nhà quản lý bộ phận thiếu động lực để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động để đạt mức tối ƣu.

Ngoài ra, đánh giá hiệu quả hoạt động trung tâm đầu tƣ và trách nhiệm quản lý trung tâm đầu tƣ còn chƣa sử dụng hai chỉ tiêu cơ bản là ROI, RI.

Về hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm chƣa đƣợc xây dựng đầy đủ để đáp ứng nhu cầu thông tin làm cơ sở đánh giá thành quả hoạt động của các phòng ban. Chẳng hạn, hiện nay lƣợng hàng không đạt chất lƣợng phải trả lại nhà cung cấp tại Công ty cũng chiếm giá trị tƣơng đối nhƣng hiện tại chƣa có báo cáo nào thể hiện lƣợng hàng trả lại nói trên, điều này vừa làm ảnh hƣởng đến tiến độ sản xuất, vừa gây tổn thất cho Công ty nhƣng Phòng Kinh doanh vẫn đƣợc đánh giá hoàn thành nhiệm vụ tốt mỗi đợt đánh giá…Công ty chƣa chú ý đến việc đánh giá trách nhiệm tại các bộ phận, các thông tin trên báo

77

cáo chƣa rõ ràng. Các chỉ tiêu trên báo cáo vẫn chƣa khai thác hết thông tin, ý nghĩa của các nội dung dẫn đến thông tin không thể hiện đƣợc mối quan hệ giữa các mặt hoạt động của các trung tâm trách nhiệm.

Về phân loại chi phí: Hiện tại Công ty vẫn chƣa quan tâm đến việc phân loại chi phí theo cách ứng xử nhƣ chi phí kiểm soát đƣợc và chi phí không kiểm soát đƣợc, chi phí nào là định phí hay biến phí. Do đó mà không có cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động của các bộ phận theo quan điểm của kế toán quản trị.

Công ty chƣa thực hiện phân cấp sử dụng vốn và phân cấp mua sắm tài sản nên chƣa xây dựng các chỉ tiêu đo lƣờng, đánh giá đối với trung tâm đầu tƣ. Hệ thống đo lƣờng các trung tâm trách nhiệm còn lại đã thực hiện nhƣng chƣa thực sự đầy đủ và khoa học. Hệ thống chỉ tiêu sẽ giúp đánh giá các trung tâm một cách chính xác. Căn cứ vào kết quả trung tâm đó hoàn thành nhiệm vụ, góp phần thực hiện mục tiêu chung nhƣ thế nào, đồng thời làm động lực thúc đẩy mục tiêu chung của Công ty đƣợc hoàn thành.

Công tác phân tích chi phí, doanh thu chƣa đƣợc quan tâm, chú trọng đúng mức. Các chỉ tiêu đo lƣờng thành quả của trung tâm doanh thu chỉ dừng lại ở các chỉ tiêu tài chính.

2.3.3. Nguyên nhân

Kế toán trách nhiệm tại Công ty chƣa thực sự phát huy hết ƣu điểm của mình, Công ty đã tiến hành phân cấp quản lý nhƣng chƣa có những biện pháp cụ thể nào để phát huy vai trò của việc phân cấp quản lý, chẳng hạn còn nhiều phòng ban chƣa đặt ra mục tiêu cụ thể, chƣa có các chỉ tiêu đánh giá thành quả hoạt động của một số phòng ban nên chƣa tạo đƣợc động lực thúc đẩy mọi ngƣời làm việc vì mục tiêu chung.

Mối quan hệ về trách nhiệm và quyền hạn chƣa đƣợc phân định một cách rõ ràng, gây khó khăn trong việc xây dựng cơ chế đánh giá trách nhiệm

78 quản trị của từng cấp quản lý, từng bộ phận.

Công ty chƣa sử dụng các chỉ tiêu để đánh giá kết quả hoạt động theo các trung tâm trách nhiệm, các chỉ tiêu hiện thời chƣa đánh giá hết đƣợc hiệu quả quản lý.

Công ty chƣa chú trọng đến công tác lập dự toán, thông tin trên các báo cáo quản trị cũng chƣa đầy đủ và rõ ràng.

Công tác phân tích chi phí, doanh thu chƣa đƣợc quan tâm, chú trọng đúng mức. Công ty chỉ dừng lại ở việc so sánh chi phí, doanh thu để đánh giá mức độ biến động của chúng với kế hoạch và so với cùng kỳ năm trƣớc, chƣa chú trọng đến việc đánh giá thành quả của các đơn vị, bộ phận trong việc kiểm soát chi phí, doanh thu và lợi nhuận.

79

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Qua tìm hiểu và phân tích thực trạng kế toán trách nhiệm tại Công ty TNHH Tinh Bột Sắn Nhiệt Đồng Tâm Vĩnh Thạnh, tác giả phân tích mối quan hệ giữa các bộ phận, trách nhiệm của các trung tâm trong hệ thống kế toán quản trị. Thông qua thực trạng vận dụng các công cụ để đánh giá trách nhiệm quản lý nhƣ các chỉ tiêu đo lƣờng thành quả hoạt động của các trung tâm, hệ thống các báo cáo của các trung tâm, luận văn đã chỉ ra những ƣu, nhƣợc điểm của công tác kế toán trách nhiệm cũng nhƣ những nguyên nhân dẫn đến các tồn tại của Công ty.

Việc tổ chức kế toán trách nhiệm tại Công ty chƣa đƣợc coi trọng, quá trình thu thập thông tin phục vụ cho việc lập các báo cáo giữa các bộ phận còn thiếu tính hệ thống và chƣa đồng bộ; cở sở dữ liệu phục vụ công tác quản trị hầu nhƣ lấy từ nguồn của kế toán tài chính. Từ đó có thể khẳng định cần thiết phải nghiên cứu để xây dựng hoàn thiện một hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty.

Từ những đánh giá tổng quát về công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty ty TNHH Tinh Bột Sắn Nhiệt Đồng Tâm Vĩnh Thạnh cùng với việc vận dụng những kiến thức về kế toán trách nhiệm, tác giả đề xuất những phƣơng hƣớng và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty TNHH Tinh Bột Sắn Nhiệt Đồng Tâm Vĩnh Thạnh ở chƣơng tiếp theo.

80

Chƣơng 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY TNHH BỘT SẮN NHIỆT ĐỒNG

TÂM VĨNH THẠNH

3.1. Quan điểm hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại Công ty TNHH Tinh Bột Sắn Nhiệt Đồng Tâm Vĩnh Thạnh

Để xây dựng và hoàn thiện dần kế toán trách nhiệm cần xem xét các điều kiện bên trong cũng nhƣ bên ngoài của Công ty, các nhân tố có thể tác động đến hệ thống kế toán trách nhiệm để điều chỉnh cho phù hợp. Trƣớc tiên, kế toán trách nhiệm phải tuân thủ một số quan điểm cơ bản để mang lại lợi ích kinh tế và tính khả thi trong thực hiện tại Công ty.

Trên cơ sở tìm hiểu thực tế tại Công ty và nắm bắt nhu cầu của nhà quản trị cấp cao của Công ty trong công tác xây dựng và phát triển Công ty trong giai đoạn mới, tác giả đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại Công ty nhƣ một công cụ hữu ích để đánh giá việc thực hiện mục tiêu chung của Công ty tại các phòng ban cũng nhƣ thúc đẩy các phòng ban làm việc vì mục tiêu chung của Công ty.

Các kiến nghị hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại Công ty đƣợc tác giả xây dựng dựa trên các quan điểm sau đây:

3.1.1. Phù hợp với mô hình tổ chức quản lý của Công ty

Hiện nay, nhu cầu của hầu hết các công ty là mong muốn có một hệ thống kế toán trách nhiệm hữu dụng. Nhƣng thực ra, hệ thống kế toán trách nhiệm ở các tổ chức khác nhau rất đa dạng và không phải công ty nào cũng có thể có đƣợc một hệ thống kế toán trách nhiệm nhƣ vậy. Một hệ thống kế toán trách nhiệm đƣợc coi là hữu ích khi hệ thống đó đƣợc xây dựng một cách khoa học, phù hợp với mô hình tổ chức quản lý của công ty và do đó mà có thể phát huy đƣợc hiệu quả trong quá trình hoạt động. Chính vì vậy, để phát

81

huy tối đa đƣợc nhiệm vụ quản lý và đánh giá kết quả của từng bộ phận, Công ty cần vận dụng kế toán trách nhiệm một cách linh hoạt, không áp đặt và đặc biệt phải phù hợp với cơ cấu tổ chức quản lý tƣơng ứng của Công ty, đảm bảo phát huy đƣợc các tính năng của nó cho mô hình quản lý tƣơng ứng.

Xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty cần đảm bảo tính phù hợp với mô hình quản lý tại Công ty. Cơ cấu tổ chức và quản lý đƣợc thực hiện thông qua việc giao quyền và trách nhiệm cho các phòng ban khác nhau. Vì thế kế toán trách nhiệm đƣợc xây dựng thích hợp để kiểm soát và đánh giá kết quả việc sử dụng nguồn lực có hạn ở Công ty.

3.1.2. Phù hợp với yêu cầu và năng lực quản lý ở Công ty

Xây dựng và vận hành hệ thống kế toán trách nhiệm phải đảm bảo sự phù hợp với yêu cầu và trình độ quản lý tại doanh nghiệp. Nguồn nhân lực luôn đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ thành công nào của công ty. Vì nếu trình độ quản lý và hệ thống kế toán trách nhiệm không phù hợp thì sẽ dẫn đến sự thất bại trong việc vận hành hệ thống.

Vì vậy, để hệ thống kế toán trách nhiệm phát huy tối đa việc kiểm soát theo phạm vi trách nhiệm của các nhà quản trị thì hệ thống đó cần phải đƣợc xây dựng dựa trên sự phù hợp với con ngƣời, trình độ ứng dụng tin học...; đồng thời, cần thực hiện các chính sách nguồn nhân lực lâu dài bằng các chƣơng trình huấn luyện đào tạo và phân công công việc hợp lý, nhằm tạo môi trƣờng tốt nhất để nguồn nhân lực phát triển đồng hành phù hợp với từng giai đoạn phát triển của Công ty.

Kế toán quản trị là một công cụ quản lý hiệu quả của nhà quản trị, do đó việc xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm phải phù hợp với yêu cầu của nhà quản lý và đặc biệt phải phù hợp với năng lực quản lý tại Công ty, vì nếu Công ty xây dựng một hệ thống kế toán trách nhiệm đầy đủ nhƣng không đủ năng lực quản lý, kiểm soát và thực hiện thì hệ thống đó cũng không phát huy

82

hết thế mạnh của mình. Mỗi doanh nghiệp có mỗi phong cách quản lý khác nhau, năng lực tổ chức và đội ngũ cán bộ quản lý khác nhau. Với chức năng đƣa các mục tiêu chiến lƣợc của từng giai đoạn kinh doanh khác nhau đến từng phòng ban, từng nhân viên của doanh nghiệp, kế toán trách nhiệm phải thay đổi hết sức linh hoạt nhằm hƣớng các bộ phận, phòng ban đến mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, kế toán cần đƣợc hƣớng đến kiểm soát, đánh giá các mục tiêu phát triển của doanh nghiệp.

3.1.3. Đảm bảo tính phù hợp và hài hòa giữa chi phí và lợi ích

Với nguồn lực có hạn của mỗi doanh nghiệp, việc thực hiện bất kỳ một phƣơng án nào thì nguyên tắc cơ bản nhất là phải thật hài hòa và phù hợp giữa chi phí bỏ ra và lợi ích mà phƣơng án đó mang lại.

Hệ thống kế toán trách nhiệm ngoài việc phải phù hợp với mô hình tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán trách nhiệm tại công ty trách nhiệm hữu hạn tinh bột sắn nhiệt đồng tâm vĩnh thạnh (Trang 84)