8. Kết cấu của đề tài
2.2.2. Thực trạng các trung tâm trách nhiệm theo phân cấp quản lý hiện nay
nay của Công ty
Nhìn chung, lãnh đạo cấp cao tại Công ty đã có sự nhìn nhận đúng đắn về quản trị doanh nghiệp trong giai đoạn mới, Công ty phân chia quyền hạn để tổ chức quản lý tại các phòng ban và đề ra các chỉ tiêu để đánh giá việc thực hiện công việc tại các phòng ban. Sự phân cấp quản lý tại Công ty đã hình thành nên các giới hạn và phạm vi về quyền hạn, chức năng và nhiệm vụ cụ thể cho nhà quản trị ở mỗi bộ phận và tƣơng đối phù hợp với việc hình thành các trung tâm trách nhiệm trong cơ cấu tổ chức quản lý ở Công ty. Trên cơ sở lý thuyết và qua tìm hiểu tại Công ty, tác giả có thể nhận thấy sự phân cấp quản lý hiện tại của Công ty theo chức năng, nhiệm vụ của từng cấp đã tổ chức thành 4 trung tâm trách nhiệm với đặc điểm của các trung tâm trách nhiệm ở Công ty đƣợc thể hiện nhƣ sau:
Hội đồng thành viên Công ty có toàn quyền quyết định về tất cả các hoạt động đầu tƣ của Công ty. Với đặc điểm nêu trên Hội đồng thành viên Công ty đƣợc xem nhƣ là trung tâm đầu tƣ.
Ban Giám đốc Công ty đƣợc sự uỷ quyền của Hội đồng thành viên Công ty có toàn quyền quyết định các chính sách về tất cả các lĩnh vực của Công ty. Tại Công ty chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm chức vụ Giám đốc Công ty. Với những đặc điểm nêu trên, Ban Giám đốc Công ty đƣợc xem nhƣ một trung tâm lợi nhuận.
Phòng Kinh doanh là bộ phận chủ yếu tại Công ty tiến hành lập Kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự toán doanh thu tiêu thụ sản phẩm, cố gắng tối đa hóa doanh thu Công ty nên đƣợc tổ chức thành trung tâm doanh thu.
66
Các phòng, ban còn lại chỉ thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao, không có quyền ra quyết định đối với doanh thu, lợi nhuận của Công ty nên đƣợc tổ chức thành trung tâm chi phí. Tức các phòng ban này chịu trách nhiệm về chi phí phát sinh tại đó.
Sơ đồ 2.4. Các trung tâm trách nhiệm tại Công ty theo phân cấp quản lý
Tuy nhiên, theo tìm hiểu thì tại Công ty chƣa tiến hành phân cấp sử dụng vốn, mọi chi phí phát sinh đều phải có sự xét duyệt của Ban Giám đốc. Tất cả việc mua sắm, đầu tƣ hay sửa chữa tài sản đều phải có sự phê duyệt của Giám đốc theo mẫu đã ban hành. Nhƣ vậy, Công ty chƣa phân cấp về mua sắm và sửa chữa tài sản.
Hiện tại, Công ty có sử dụng các chỉ tiêu đánh giá nhƣng chƣa đầy đủ, chủ yếu vẫn là các chỉ tiêu kết quả: Chênh lệch doanh thu, chi phí, lợi nhuận giữa thực hiện đƣợc với kế hoạch, dự toán; chƣa sử dụng nhiều các chỉ tiêu hiệu quả.
Đối với trung tâm chi phí thì các chỉ tiêu đƣợc sử dụng để đánh giá thành quả hoạt động của trung tâm là so sánh giữa chi phí thực tế và kế hoạch của Công ty.
Đối với trung tâm doanh thu thì các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của trung tâm doanh thu bao gồm tỷ lệ % doanh thu thực hiện so với kế hoạch
Các phòng, ban Trƣởng phòng Trung tâm chi phí
Ngƣời quản lý Trung tâm trách nhiệm
Hội đồng thành viên Ban Giám đốc Cấp quản lý Phòng Kinh doanh Chủ tịch công ty Giám đốc Trƣởng phòng
Trung tâm đầu tƣ
Trung tâm lợi nhuận
67
và mức biến động doanh thu so với cùng kỳ năm trƣớc. Doanh thu thực hiện là doanh thu đã đƣợc ghi nhận trong kỳ liên quan đến sản phẩm. Doanh thu kế hoạch là doanh thu đƣợc Ban Giám đốc giao chỉ tiêu vào đầu năm. Doanh thu kế hoạch có thể điều chỉnh để phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty. Hằng kỳ, Phó Giám đốc sẽ sử dụng tỷ lệ phần trăm doanh thu thực hiện so với dự toán để đánh giá đƣợc tình hình thực hiện doanh thu so với chỉ tiêu đƣa ra để có kế hoạch kinh doanh phù hợp.
Ví dụ: Tỷ lệ % doanh thu thực tế so với kế hoạch của Công ty trong năm 2019: (đvt: đồng)
Tỷ lệ % doanh thu thực hiện so với kế hoạch năm 2019 =
298.301.000.400
x 100% = 99%
300.028.216.270
Nhƣ vậy năm 2019 doanh thu đạt đƣợc 99 % so với mục tiêu đề ra, Công ty chƣa hoàn thành mục tiêu đã đề ra. Trong trƣờng hợp mức độ hoàn thành kế hoạch đạt trên 100% thì tức là Công ty đã hoàn thành và vƣợt mục tiêu đề ra.
Chỉ tiêu mức biến động doanh thu so với cùng kỳ năm trƣớc giúp cho nhà quản lý đánh giá mức độ biến động doanh thu, từ đó có thể đánh giá đƣợc tốc độ tăng trƣởng doanh thu và kết quả hoạt động của Công ty so với năm trƣớc.
Ví dụ: Công ty có doanh thu năm 2018 là 296.937.984.150 đồng. Doanh thu toàn bộ năm 2019 là 298.301.000.400 đồng. Vậy mức phần trăm tăng trƣởng doanh thu của năm 2019 là:
Phần trăm tăng trƣởng 2019 = (Doanh thu 2019 - Doanh thu 2018)/Doanh thu 2018 * 100% = (298.301.000.400 - 296.937.984.150)/ 296.937.984.150 x 100% = 0,46 (%)
Nhƣ vậy, năm 2019 Công ty có mức tăng trƣởng hơn 0,46% so với năm 2018. Đối với các chỉ tiêu đánh giá trung tâm lợi nhuận thì hiện tại Công ty chƣa xây dựng một cách cụ thể và thống nhất các chỉ tiêu đánh giá loại trung tâm này. Việc đánh giá chỉ thực hiện khi có yêu cầu của Ban Giám đốc bằng
68
việc so sánh giữa số thực tế về báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh toàn Công ty với số kế hoạch. Chỉ tiêu đánh giá ở trung tâm này chính là mức biến động doanh thu, giá vốn và lợi nhuận thực tế so với kế hoạch. Chỉ tiêu này giúp cho nhà quản lý đánh giá mức độ thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận của trung tâm lợi nhuận và từ đó ra quyết định về kế hoạch kinh doanh cho kỳ tới hoặc điều chỉnh chỉ tiêu kinh doanh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Bảng 2.4. So sánh doanh thu, giá vốn hàng bán, lợi nhuận thực tế so với kế hoạch của bộ phận sản xuất Công ty năm 2019
(ĐVT: Đồng)
Stt Chỉ tiêu Thực tế Kế hoạch Mức biến động
1 Doanh thu 298.301.000.400 300.028.216.270 99% 2 Giá vốn hàng bán 246.173.081.132 229.188.527.596 107,4% 3 Lợi nhuận gộp 52.127.919.268 70.839.688.674 73,6%
(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán của Công ty)
Nhƣ vậy, so với kế hoạch đề ra doanh thu giảm 1% do giá vốn hàng bán tăng 7,4% nên làm lợi nhuận gộp giảm xuống 26,4% so với kế hoạch.
Đối với trung tâm đầu tƣ thì các chỉ tiêu đánh giá gồm tỷ lệ lợi nhuận thực tế so với kế hoạch tính trên toàn Công ty. Tỷ lệ này sẽ giúp Giám đốc đánh giá đƣợc tình hình thực hiện kế hoạch lợi nhuận, từ đó đƣa ra các quyết định hoạt động kinh doanh cho phù hợp.
Ngoài ra, Công ty còn dùng các chỉ tiêu nhƣ tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu và tỷ lệ doanh thu trên tài sản để đánh giá trung tâm này.