8. Cấu trúc luận văn
1.4.2. Lập kế hoạch tổ chức hoạt động của tổ chuyên môn ở trƣờng trung
học cơ sở
Khi nói về các chức năng quản lý, có nhiều tác giả khác nhau nghiên cứu về quản lý có ý kiến không giống nhau. Ngƣời cho rằng có ba, ngƣời nói bốn, hoặc năm chức năng. Theo tác giả Trần Kiểm (2014) cho rằng có bốn chức năng chủ yếu là:
- Kế hoạch hóa
- Tổ chức (nhân sự, tổ chức bộ máy) - Lãnh đạo (chỉ đạo thực hiện)
- Kiểm tra. [12]
Nhà trƣờng là một tập thể lao động, trong đó mọi ngƣời tƣơng tác, liên kết với nhau cùng hoạt động để thực hiện nhiệm vụ chung của nhà trƣờng và nhiệm vụ riêng của từng cá nhân. Do đó, hiệu trƣởng phải làm thế nào để mọi ngƣời đều biết nhiệm vụ của mình, biết mục tiêu cần đạt và phƣơng pháp thực hiện để đạt đƣợc mục tiêu đó. Đó là chức năng kế hoạch hóa của nhà quản lý.
Theo tác giả Trần Kiểm (2014): “Kế hoạch hóa bao gồm việc xây dựng mục tiêu, chƣơng trình hành động, xác định từng bƣớc đi, những điều kiện, phƣơng tiện cần thiết trong một thời gian nhất định của cả hệ thống quản lý và bị quản lý”. [12]
Theo tác giả Vũ Văn Dân và Võ Nguyên Du thì: Kế hoạch định hƣớng cho toàn bộ hoạt động của tổ chức, cũng nhƣ hoạt động của cá nhân trong phạm vi trách nhiệm và phận sự của mình đối với tổ chức. Kế hoạch là cơ sở để huy động tối đa các nguồn lực nhằm thực hiện các mục tiêu. Kế hoạch là căn cứ cho việc kiểm tra và đánh giá quá trình thực hiện mục tiêu của các đơn vị và cá nhân trong phạm vi trách nhiệm của mình.[5]
Nhƣ vậy có thể hiểu, chức năng lập kế hoạch có thể xem là chức năng đầu tiên của một quá trình quản lý, là đầu tàu của con tàu chức năng quản lý,
nó định hƣớng cho mọi hoạt động của tổ chức.
Chức năng lập kế hoạch có thể hiểu là quá trình xác định mục tiêu cần đạt và các biện pháp để thực hiện nhằm đạt mục tiêu đó.
Điều lệ trƣờng THCS quy định: Hiệu trƣởng trƣờng trung học là ngƣời chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động và chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng. Có nhiệm vụ tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục hằng năm của nhà trƣờng để trình hội đồng trƣờng phê duyệt và tổ chức thực hiện. [3]
Để xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trƣờng phù hợp với điều kiện của nhà trƣờng, đảm bảo mục tiêu chung của Ngành, có tính khả thi và hiệu quả khi triển khai thực hiện thì hiệu trƣởng phải căn cứ hƣớng dẫn nhiệm vụ năm học của Phòng Giáo dục và Đào tạo, phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài nhà trƣờng để xây dựng kế hoạch. Trong quá trình thu thập thông tin xây dựng kế hoạch, hiệu trƣởng cần tham khảo ý kiến của đội ngũ tổ trƣởng TCM và giáo viên cốt cán của trƣờng. TCM có nhiệm vụ: “phối hợp với các tổ chuyên môn khác xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trƣờng”.[3]
Căn cứ vào kế hoạch giáo dục của nhà trƣờng đã đƣợc hội đồng trƣờng phê duyệt, dựa vào tình hình của từng tổ chuyên môn, hiệu trƣởng chỉ đạo và hƣớng dẫn TCM xây dựng kế hoạch giáo dục của tổ CM. Từ đó, lập các kế hoạch chi tiết để thực hiện từng nhiệm vụ cụ thể. TCM “Chủ động xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo chƣơng trình môn học, hoạt động giáo dục thuộc chuyên môn phụ trách theo tuần, tháng, học kỳ, năm học”. [3]
Nhƣ vậy, đầu năm học, hiệu trƣởng chỉ đạo và hƣớng dẫn TCM xây dựng Kế hoạch giáo dục của TCM theo năm học; xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo chƣơng trình môn học, hoạt động giáo dục thuộc chuyên môn phụ trách theo tuần, tháng, học kỳ, năm học. Từ đó cụ thể hóa thành:
- Kế hoạch đổi mới phƣơng pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh;
- Kế hoạch kiểm tra, đánh giá học sinh;
- Kế hoạch sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt TCM theo hƣớng nghiên cứu bài học;
- Kế hoạch phụ đạo học sinh yếu, bồi dƣỡng học sinh giỏi; - Kế hoạch bồi dƣỡng thƣờng xuyên;
- Kế hoạch công tác kiểm tra của tổ.