8. Cấu trúc luận văn
3.2.3. Quản lý hoạt động dạy học và giáo dục của tổ chuyên môn theo
phát triển năng lực
3.2.3.1. Mục đích của biện pháp
Biện pháp có mục đích là phát triển chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên và tổ trƣởng TCM, từ đó nâng cao chất lƣợng hoạt động dạy học và giáo dục của TCM nói riêng và chất lƣợng hoạt động của TCM nói chung.
3.2.3.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Biện pháp này có các nội dung cơ bản sau:
- Quản lý phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ quản lý và giáo viên: Cán bộ quản lý và giáo viên trƣớc hết phải đạt chuẩn trình độ đào tạo và hoàn thành đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức chuyên môn theo quy định theo từng vị trí việc làm; có kế hoạch thƣờng xuyên học tập, bồi dƣỡng phát triển chuyên môn bản thân. Hơn nữa, còn phải chủ động nghiên
cứu, cập nhật kịp thời yêu cầu đổi mới về kiến thức chuyên môn; vận dụng sáng tạo, phù hợp các hình thức, phƣơng pháp và lựa chọn nội dung học tập, bồi dƣỡng, nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân. Đồng thời, hƣớng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp và chia sẻ kinh nghiệm về phát triển chuyên môn của bản thân nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
- Quản lý quá trình xây dựng kế hoạch giáo dục của TCM, xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục theo hƣớng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh: TCM phải xây dựng đƣợc kế hoạch giáo dục của TCM, tham mƣu và phối hợp trong xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trƣờng; giáo viên phải xây dựng đƣợc kế hoạch dạy học và giáo dục. Phải chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học và giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trƣờng và địa phƣơng. Hơn nữa, còn có khả năng hƣớng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và giáo dục.
- Quản lý đổi mới phƣơng pháp pháp dạy học và giáo dục theo hƣớng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh: Giáo viên áp dụng đƣợc các phƣơng pháp dạy học và giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh; chủ động cập nhật, vận dụng linh hoạt và hiệu quả các phƣơng pháp dạy học và giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới, phù hợp với điều kiện thực tế; trao đổi hƣớng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp về kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm vận dụng những phƣơng pháp dạy học và giáo dục theo hƣớng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
- Quản lý kiểm tra, đánh giá theo hƣớng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh: Sử dụng các phƣơng pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh; chủ động cập nhật, vận dụng sáng tạo các hình thức, phƣơng pháp, công cụ kiểm tra đánh giá theo hƣớng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh nhƣ: kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên đƣợc thực hiện trong quá trình dạy học và giáo dục, nhằm kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả
thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học sinh theo chƣơng trình môn học, hoạt động giáo dục. Kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên đƣợc thực hiện theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua: hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập. Kiểm tra, đánh giá định kì, đƣợc thực hiện thông qua: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập. Đối với bài thực hành, dự án học tập phải có hƣớng dẫn và tiêu chí đánh giá trƣớc khi thực hiện. Có tinh thần sẵn sàng hƣớng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp kinh nghiệm triển khai hiệu quả việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh.
Cách thực hiện biện pháp
- Đầu mỗi năm học, nhà trƣờng có kế hoạch phát triển chuyên môn nghiệp vụ, xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trƣờng, kế hoạch đổi mới phƣơng pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo hƣớng phát triển phẩm chất năng lực.
- Tổ chức và chỉ đạo cho các TCM và giáo viên có kế hoạch phát triển chuyên môn nghiệp vụ của cá nhân, xây dựng kế hoạch giáo dục của TCM, kế hoạch dạy học và giáo dục, kế hoạch đổi mới phƣơng pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh theo hƣớng phát triển phẩm chất năng lực.
- Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giáo dục của TCM qua việc thực hiện kế hoạch dạy học và giáo dục của các cá nhân.
- Tổ chức rút kinh nghiệm quá trình thực hiện hoạt động dạy học và giáo dục, đổi mới phƣơng pháp, đổi mới kiểm tra theo định hƣớng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh trong các cuộc họp hội đồng sƣ phạm, họp chuyên môn hàng tháng.
3.2.3.3. Một số lưu ý khi thực hiện biện pháp
- Triển khai đầy đủ các văn bản quy định về chuẩn nghề nghiệp giáo viên, quy định về đổi mới phƣơng pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo
hƣớng phát triển phẩm chất năng lực học sinh tới tổ trƣởng TCM và giáo viên trực tiếp giảng dạy trong TCM.
- Hiệu trƣởng có năng lực xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trƣờng, kế hoạch đổi mới phƣơng pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá theo hƣớng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Có khả năng lãnh đạo, chỉ đạo TCM và giáo viên xây dựng các kế hoạch trên.
- Tập thể sƣ phạm nhà trƣờng đoàn kết, và mỗi cá nhân có ý thức phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân.