Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 43 - 46)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.2. Yếu tố khách quan

1.5.2.1. Điều kiện cơ sở vật chất

Để hoạt động của TCM trong nhà trƣờng có chất lƣợng, hiệu quả thì cơ sở vật chất thiết yếu cần đƣợc đảm bảo nhƣ: Phòng hội họp để sinh hoạt TCM định kỳ; có thiết bị hiện đại để khai thác thông tin, tìm kiếm các ứng dụng của công nghệ thông tin trong giảng dạy; có thiết bị hiện đại để giáo viên tham gia học tập nâng cao năng lực chuyên môn; có đủ thiết bị đồ dùng phục vụ công việc giảng dạy, khuyến khích khai thác các phƣơng tiên hiện đại vào giảng dạy.

1.5.2.2. Văn hóa nhà trường

Có thể nói rằng, văn hoá nhà trƣờng là hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩn mực, thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình phát triển của nhà trƣờng, đƣợc các thành viên trong nhà trƣờng thừa nhận, làm theo và đƣợc thể hiện trong các hình thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc riêng của mỗi nhà trƣờng.

Văn hóa nhà trƣờng có vai trò quan trọng, tác động mạnh mẽ tới chất lƣợng giáo dục. Có thể coi văn hóa nhà trƣờng là kỹ năng sống của học sinh, giúp học sinh thích nghi với xã hội, có thể tự điều chỉnh mình phù hợp với hoàn cảnh, ứng xử hợp lẽ với cuộc sống xung quanh. Trong mỗi nhà trƣờng, văn hóa đƣợc xây dựng trên các mối quan hệ: quan hệ giữa con ngƣời với thiên nhiên, cảnh quan; quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời (thầy - thầy, thầy - trò, thầy - phụ huynh, trò - trò). Trong đó, quan hệ thầy - thầy, thầy - trò có vai trò quan trọng nhất.

dƣỡng “bầu khí quyển” cởi mở, dân chủ, hợp tác, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau; mỗi cán bộ, giáo viên đều biết rõ công việc mình phải làm, hiểu rõ trách nhiệm, luôn có ý thức chia sẻ trách nhiệm, tích cực tham gia vào việc dạy và học; coi trọng con ngƣời, cổ vũ sự nỗ lực hoàn thành công việc và công nhận sự thành công của mỗi ngƣời; nhà trƣờng có những chuẩn mực để luôn luôn cải tiến, vƣơn tới; sáng tạo và đổi mới; khuyến khích giáo viên cải tiến phƣơng pháp nâng cao chất lƣợng dạy và học, giáo viên đƣợc khuyến khích tham gia đóng góp ý kiến trong các hoạt động của nhà trƣờng; khuyến khích hợp tác, làm việc nhóm; chia sẻ kinh nghiệm và trao đổi chuyên môn; xây dựng mối quan hệ ứng xử, tôn trọng, hiểu biết lẫn nhau, học hỏi lẫn nhau giữa thầy và trò.

Nhƣ vậy, văn hóa nhà trƣờng là một trong những nguồn động lực thúc đẩy lòng nhiệt tình của giáo viên khi tham gia hoạt động của TCM, tăng thêm sự tự tin vào thành công của công việc.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Trong chƣơng này, luận văn đã nêu sơ lƣợc lịch sử nghiên cứu về quản lý giáo dục, quản lý nhà trƣờng và quản lý hoạt động của TCM trong trƣờng THCS; trình bày khái quát cơ sở lý luận về tổ TCM, hoạt động của TCM và quản lý hoạt động của TCM trong nhà trƣờng THCS, phân tích làm rõ những khái niệm cơ bản có liên quan nhƣ: Khái niệm TCM, hoạt động của TCM, quản lý giáo dục, quản lý hoạt động của TCM trong trƣờng THCS. Luận văn cũng phân tích, làm rõ vị trí, vai trò, mục tiêu, nội dung, hình thức hoạt động của TCM trong trƣờng THCS.

Dựa vào chức năng quản lý, luận văn đã xác định công tác quản lý hoạt động của TCM trong trƣờng THCS bao gồm: Lập kế hoạch; tổ chức; lãnh đạo; kiểm tra, đánh giá hoạt động của TCM.

Năng lực quản lý của hiệu trƣởng, năng lực của tổ trƣởng chuyên môn là các yếu tố chủ quan tác động và quyết định đến chất lƣợng và hiệu quả hoạt động của TCM. Bên cạnh đó, các yếu tố khách quan nhƣ đội ngũ giáo viên, điều kiện cơ sở vật chất, môi trƣờng làm việc cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến kết quả hoạt động của TCM.

Những vấn đề lý luận trình bày trong Chƣơng 1 là cơ sở định hƣớng cho bản thân nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động của TCM trong các trƣờng THCS trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA

TỔ CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN VĨNH THẠNH, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động của tổ chuyên môn ở các trường trung học cơ sở huyện vĩnh thạnh, tỉnh bình định (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)