8. Cấu trúc luận văn
2.6.2. Những mặt yếu
Trong lập kế hoạch hoạt động của TCM, hiệu trƣởng chƣa quan tâm đúng mức đến việc tổ chức họp với các tổ trƣởng TCM để trao đổi, phối hợp xây dựng kế hoạch giáo dục của TCM.
Đa số các trƣờng, hiệu trƣởng thành lập các TCM với hình thức liên môn rất nhiều môn học, trong khi có nhiều môn không gần về mặt chuyên môn ở cùng một TCM.
Tuy hiệu trƣởng đã quan tâm chỉ đạo hình thức hoạt động của TCM. Nhƣng còn một số hình thức sinh hoạt TCM chƣa thực hiện tốt nhƣ sinh hoạt tổ chuyên môn theo hƣớng nghiên cứu bài học và hình thức tập huấn, bồi dƣỡng kết hợp trực tiếp và trực tuyến.
Công tác kiểm tra của hiệu trƣởng tƣơng đối toàn diện các mặt hoạt động của TCM. Tuy nhiên, việc kiểm tra chất lƣợng dạy học của tổ chƣa đƣợc hiệu trƣởng quan tâm đúng mức.
2.6.3. Nguyên nhân của thực trạng
Nguyên nhân của thực trạng trên phần lớn là từ năng lực quản lý của hiệu trƣởng. Hiệu trƣởng chƣa làm tốt hết tất cả các chức năng quản lý nên bên cạnh những mặt mạnh vẫn còn tồn tại một số hạn chế.
Một nguyên nhân khác ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của TCM là năng lực của tổ trƣởng TCM. Hầu hết tổ trƣởng và tổ phó TCM chƣa đƣợc bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục, chỉ một số ít đƣợc tập huấn công tác tổ trƣởng cách đây hơn 10 năm. Do đó, một số nội dung tổ trƣởng chƣa tốt về nghiệp vụ, không đi đầu chịu khó sáng tạo, linh động trong thực hiện nên đã ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của TCM.
quản lý và giáo viên về mục tiêu, nội dung và hình thức hoạt động của TCM. Nguyên nhân cuối cùng là cơ sở vật chất trong nhà trƣờng tuy đầy đủ nhƣng chƣa đồng bộ, chƣa hiện đại để đáp ứng nhu cầu của giáo viên trong công tác giảng dạy.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2
Sau phần khái quát địa bàn nghiên cứu, luận văn đã khảo sát thực trạng hoạt động của TCM và thực trạng quản lý hoạt động của TCM ở các trƣờng THCS huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định và thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả quản lý hoạt động của TCM.
Qua kết quả khảo sát, phân tích, đánh giá thực hoạt động của TCM ở trƣờng THCS trên địa bàn, đã làm rõ đƣợc nhận thức về mục tiêu hoạt động của TCM ở trƣờng THCS; nắm bắt đƣợc nội dung hoạt động, hình thức sinh hoạt của TCM và điều kiện hỗ trợ hoạt động của TCM ở các trƣờng THCS. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động của TCM ở các trƣờng THCS huyện Vĩnh Thạnh, cũng đã làm rõ đƣợc việc thực hiện các chức năng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá trong quản lý hoạt động của TCM và cho thấy mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố chủ quan và khách quan đến hiệu quả quản lý hoạt động của TCM ở trƣờng THCS.
Kết quả khảo sát thực trạng nêu trên, là điều kiện thực tiễn và là cơ sở khoa học, định hƣớng cho ngƣời viết nghiên cứu tìm ra biện pháp quản lý hoạt động của TCM ở các trƣờng THCS huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định.
Chƣơng 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA
TỔ CHUYÊN MÔN Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN VĨNH THẠNH, TỈNH BÌNH ĐỊNH
3.1. NGUYÊN TẮC ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Các biện pháp khi đề xuất phải lấy nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu làm đầu. Việc xác định rõ mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng là vô cùng quan trọng vì mục tiêu giáo dục là mục tiêu duy nhất của nhà trƣờng. Tất cả mọi hoạt động của nhà trƣờng nói chung và của TCM nói riêng đều nhằm thực hiện mục tiêu duy nhất này.
Tất cả các biện pháp đƣa ra đều nhằm thực hiện mục tiêu:
Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.
Giáo dục trung học cơ sở nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hƣớng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chƣơng trình giáo dục nghề nghiệp. [17]