8. Cấu trúc luận văn
1.5.1. Yếu tố chủ quan
1.5.1.1. Năng lực quản lý của hiệu trưởng
Tại khoản 1, Điều 56 của Luật Giáo dục (2019) nêu rõ: “Hiệu trƣởng là ngƣời chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của nhà trƣờng, do cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm hoặc công nhận”.[17]
Còn tại khoản 1, Điều 11 của Điều lệ trƣờng THCS thì quy định hiệu trƣởng có nhiệm vụ: “Tổ chức xây dựng chiến lƣợc, tầm nhìn, mục tiêu, quy hoạch phát triển nhà trƣờng; quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trƣờng; kế hoạch giáo dục hằng năm của nhà trƣờng để trình hội đồng trƣờng phê duyệt và tổ chức thực hiện”. [3]
Do đó, có thể nói rằng vai trò của hiệu trƣởng trong quản lý nhà trƣờng nói chung và quản lý hoạt động của TCM nói riêng là rất lớn, ảnh hƣởng đến chất lƣợng giáo dục và sự phát triển của nhà trƣờng.
Trong nhà trƣờng, ngƣời hiệu trƣởng vừa là ngƣời quản lý, vừa là ngƣời lãnh đạo. Để đảm nhận có hiệu quả trọng trách lãnh đạo và quản lý nhà
trƣờng, ngƣời hiệu trƣởng phải có năng lực nhất định. [12]
Có thể hiểu rằng, năng lực của hiệu trƣởng là việc giải quyết kịp thời, có hiệu quả các nhiệm vụ trong công tác quản lý, mà đặc biệt là các vấn đề mới, những tình huống, những thách thức mới mà ngƣời hiệu trƣởng đối mặt và để giải quyết chúng, hiệu trƣởng phải vận dụng sáng tạo những kiến thức chuyên môn, kĩ năng quản lý.
Tác giả Trần Kiểm (2014) cho rằng, ngƣời hiệu trƣởng cần có những năng lực cơ bản sau: Những tri thức về chuyên môn, về Khoa học giáo dục, về Khoa học quản lý giáo dục và các khoa học liên quan; Những kĩ năng sƣ phạm, kĩ năng quản lý, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng nhận thức, kĩ năng định hƣớng, kĩ năng tổ chức, kĩ năng nắm bắt và xử lý thông tin, kĩ năng hợp tác,..; những hiểu biết về bản thân (ƣu, nhƣợc điểm, cá tính,…); nhu cầu thành đạt của bản thân và nhà trƣờng; tầm nhìn, sự nhạy cảm, tƣ duy lôgic biện chứng, mạch lạc, khúc triết; linh hoạt, chủ động, sáng tạo, tự tin; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, luôn luôn đổi mới,… [12]
Tóm lại, công việc quản lý của hiệu trƣởng không hề đơn giản và năng lực của hiệu trƣởng ảnh hƣởng rất lớn đến kết quả và hiệu quả quản lý, quyết định đến chất lƣợng giáo dục và sự phát triển của nhà trƣờng.
1.5.1.2. Năng lực của Tổ trưởng TCM
Tổ trƣởng TCM là ngƣời đứng đầu TCM, chịu trách nhiệm trƣớc hiệu trƣởng về phân phối nguồn lực của tổ, hƣớng dẫn, điều hành việc thực hiện các nhiệm vụ của TCM theo quy định, góp phần đƣa nhà trƣờng đạt đến các mục tiêu đề ra theo kế hoạch.
Tổ trƣởng TCM vừa thực hiện nhiệm vụ nhƣ là một giáo viên, vừa thực hiện nhiệm vụ quản lý theo Điều lệ trƣờng trung học quy định, đồng thời thực hiện một số nhiệm vụ khác do Hiệu trƣởng ủy quyền. Bởi vậy, Tổ trƣởng cần có năng lực chuyên môn vững vàng, có năng lực thực tiễn giảng dạy sinh
động, có kiến thức chuyên môn sâu rộng để thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình. Bên cạnh đó, Tổ trƣởng cũng cần có năng lực nhất định về quản lý để có thể quản lý, điều hành TCM một cách hiệu quả nhƣ:
Tổ trƣởng TCM phải có năng lực lãnh đạo, quản lý (tập hợp lực lƣợng, định hƣớng dẫn dắt, lập kế hoạch tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá,…).
Có khả năng hƣớng dẫn các thành viên trong tổ xây dựng kế hoạch cá nhân. Có năng lực, trình độ, kinh nghiệm chuyên môn.
Có khả năng tập hợp giáo viên trong tổ, biết lắng nghe, tạo sự đoàn kết trong tổ, gƣơng mẫu, công bằng, kiên trì, khéo léo trong giao tiếp ứng xử.
Có năng lực tổ chức hoạt động chuyên môn. Có năng lực kiểm tra, đánh giá chuyên môn.
Có năng lực tƣ vấn, tham mƣu chuyên môn cho lãnh đạo.
1.5.1.3. Chất lượng đội ngũ giáo viên
Lực lƣợng chính của TCM là đội ngũ giáo viên, do đó giáo viên trong tổ là những nhân tố có ảnh hƣởng quan trọng đến chất lƣợng hoạt động của TCM.
Giáo viên có kiến thức uyên thâm, có kiến thức sƣ phạm về các nội dung giảng dạy đồng thời phải có khả năng truyền tải những kiến thức vào chƣơng trình giảng dạy, vào bài soạn, vào lối trình bày giản dị sáng tỏ, áp dụng vào bài làm, vào bài ôn tập, vào đƣờng lối đánh giá cũng nhƣ các hoạt động khác của việc giảng dạy. Giáo viên có nhiều kiến thức, có nhiều cách tổ chức và trình bày ngắn gọn, sáng tỏ cùng với sự nhiệt tình trong giảng dạy chắc chắn giáo viên truyền đạt kiến thức cho học sinh một cách hiệu quả và thành công hơn mong đợi.
Đội ngũ giáo viên có tinh thần trách nhiệm, đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng phát triển và năng lực của mỗi tổ viên trong TCM là điều kiện để TCM hoạt động hiệu quả. Các thành viên tích cực trao đổi, chia sẻ với đồng nghiệp tạo bầu không khí ấm áp, thân tình trong TCM tạo động lực cho các cá nhân
hăng say lao động.
Nhƣ vậy, đội ngũ giáo viên trong TCM có trình độ chuyên môn, năng lực sƣ phạm, có kinh nghiệm giảng dạy tốt sẽ là yếu tố thuận lợi trong việc triển khai thực hiện các hoạt động chuyên môn.