8. Cấu trúc luận văn
3.2.2. Xây dựng cơ chế chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận
việc tổ chức hoạt động của tổ chuyên môn
3.2.2.1. Mục đích của biện pháp
Hoạt động của TCM ở trƣờng THCS diễn ra trong một môi trƣờng sƣ phạm. Trong môi trƣờng đó, để thực hiện các nhiệm vụ của mình, TCM thƣờng xuyên giải quyết các mối quan hệ đa dạng với hiệu trƣởng, phó hiệu trƣởng, với các TCM, các bộ phận khác và các cá nhân trong nhà trƣờng. Nếu
TCM mà đứng đầu là tổ trƣởng TCM thực hiện tốt các mối quan hệ này thì hoạt động của TCM dễ đạt mục tiêu đề ra hơn. Vì vậy biện pháp này giúp cho TCM biết đƣợc đâu là mối quan hệ chấp hành, quan hệ tham mƣu, hay đâu là quan hệ phối hợp, đâu là quan hệ điều hành, hƣớng đến xây dựng nhà trƣờng THCS, các TCM trong nhà trƣờng thành môi trƣờng sƣ phạm thuận lợi cho hoạt động của TCM.
3.2.2.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp
Biện pháp xây dựng cơ chế chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong việc tổ chức hoạt động của tổ chuyên môn gồm những nội dung cơ bản sau:
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và đội ngũ nhân viên về vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của các cá nhân, tổ chức, bộ phận trong nhà trƣờng.
- Thống nhất các mối quan hệ chỉ đạo, mối quan hệ phối hợp của TCM với các cá nhân và các bộ phận khác trong thực hiện các hoạt động của TCM. - Tạo môi trƣờng sƣ phạm thuận lợi cho hoạt động của TCM.
Cách thực hiện biện pháp này là:
- Trƣớc hết, ngƣời hiệu trƣởng phải tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và đội ngũ nhân viên về vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của các cá nhân, tổ chức, bộ phận trong nhà trƣờng trong các cuộc họp hội đồng sƣ phạm đầu năm học. Tạo sự thống nhất về quan điểm giáo dục trong hoạt động của TCM là hƣớng đến sự phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh. Thống nhất xác định và đặt vị trí học sinh ở trung tâm của hoạt động dạy và học, đặt vị trí phát triển nghề nghiệp cho giáo viên là các mục đích khi tổ chức các hoạt động của TCM. Cùng nhau xây dựng truyền thống tốt đẹp ở các TCM và thực hiện các yếu tố văn hóa trong nhà trƣờng, trong TCM.
phó hiệu trƣởng: TCM, tổ trƣởng TCM do hiệu trƣởng bổ nhiệm, chịu sự quản lý, chỉ đạo của hiệu trƣởng. Điều này xác định tính chất mối quan hệ giữa tổ trƣởng TCM với hiệu trƣởng và các phó hiệu trƣởng.
+ Là cầu nối giữa hiệu trƣởng và giáo viên trong TCM về thông tin hai chiều nhằm mục tiêu cuối cùng là nâng cao chất lƣợng giáo dục. Hiệu trƣởng có thông tin để đánh giá chính xác giáo viên, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của họ để phân công hợp lý, đạt hiệu quả tốt; chuyển tải cho giáo viên trong TCM các chỉ đạo chuyên môn của hiệu trƣởng và cơ quan quản lý cấp trên. + Chấp hành và tổ chức thực hiện chỉ đạo của hiệu trƣởng và cơ quan quản lý cấp trên về các hoạt động dạy học và giáo dục: Thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trƣờng, đổi mới phƣơng pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh,…
+ Tham mƣu cho hiệu trƣởng để có những quyết định chính xác, kịp thời; bố trí công việc, kế hoạch rõ ràng, hợp lý trong điều hành của nhà trƣờng. Tổ trƣởng TCM cần tập trung tham mƣu cho hiệu trƣởng về các hoạt động dạy học và giáo dục, tham mƣu công tác phân công nhiệm vụ đầu năm cho giáo viên; tham mƣu trong đánh giá, khen thƣởng và kỷ luật giáo viên; tham mƣu nhân sự tổ trƣởng, tổ phó TCM,…
+ Hiệu trƣởng cần thể hiện rõ sự phân quyền trong quản lý cho các phó hiệu trƣởng, cho tổ trƣởng TCM; quy định các nội dung, công việc trong tham mƣu, liên hệ công tác.
- Thiết lập các mối quan hệ giữa tổ trƣởng TCM với giáo viên trong tổ: Tổ trƣởng TCM là ngƣời đứng đầu TCM, do hiệu trƣởng bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trƣớc hiệu trƣởng về chất lƣợng dạy học và giáo dục, và tình hình thực hiện nhiệm vụ của giáo viên trong phạm vi các môn học và các lớp đƣợc phân công phụ trách. Do đó, quan hệ giữa tổ trƣởng TCM và giáo viên trong tổ là: + Quan hệ quản lý, điều hành TCM và giáo viên trong hoạt động của TCM, trong giảng dạy và giáo dục học sinh.
+ Quan hệ phối hợp với giáo viên trong trao đổi, thống nhất các nội dung tham mƣu cho hiệu trƣởng.
+ Quan hệ phối hợp với giáo viên chủ nhiệm trong trao đổi, thống nhất biện pháp giáo dục học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh chậm tiến bộ. - Quan hệ giữa TCM với TCM khác: Đây là mối quan hệ ngang hàng, phối hợp, hỗ trợ, trao đổi kinh nghiệm trong công tác, thể hiện qua các hoạt động: Phối hợp trong phân công dạy thay, dạy bù; phối hợp trong tổ chức các hoạt động liên TCM;…
- Quan hệ giữa tổ trƣởng TCM với tổ chức công đoàn: Đây là mối quan hệ phối hợp, cùng nhau tạo điều kiện tốt nhất để giúp giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ hƣớng tới mục tiêu chung của nhà trƣờng. Mối quan hệ phối hợp này thể hiện qua hoạt động tuyên truyền cho giáo viên thực hiện đúng các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc, các quy định của ngành và của nhà trƣờng; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; động viên, khuyến khích giáo viên tham gia tích cực các hoạt động chuyên môn, các phong trào thi đua do nhà trƣờng và ngành tổ chức; phối hợp đảm bảo chế độ chính sách, lợi ích chính đáng của giáo viên đƣợc thực hiện đầy đủ; phối hợp trong chăm lo nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho giáo viên.
- Quan hệ giữa tổ trƣởng TCM với Bí thƣ chi đoàn, Tổng phụ trách Đội, bộ phận tƣ vấn học đƣờng: Đây là quan hệ phối hợp triển khai các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt; phối hợp thực hiện các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; phối hợp trong giáo dục học sinh.
- Nhà trƣờng và TCM chủ động trong các mối quan hệ để thực hiện các hoạt động của TCM. Hình thành nề nếp hoạt động TCM, đẩy mạnh kỉ cƣơng trong giảng dạy và trong các hoạt động chuyên môn hƣớng đến nâng cao chất lƣợng hoạt động của TCM và đặc biệt nâng cao năng lực của chính bản thân mỗi ngƣời giáo viên khi tham gia hoạt động của TCM. Tạo không khí dân
chủ, xây dựng văn hóa ứng xử, quan hệ quản lý tốt trong các TCM và hoạt động của TCM.
3.2.2.3. Một số lưu ý khi thực hiện biện pháp
- Cung cấp đầy đủ cho các TCM, tổ chức đoàn thể và cá nhân trong nhà trƣờng các tri thức vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của từng vị trí việc làm, của các TCM và đoàn thể trong nhà trƣờng, các tri thức về văn hóa trong ứng xử, văn hóa nhà trƣờng, các văn bản pháp quy về vấn đề xây dựng mối quan hệ trong công tác chuyên môn.
- Cần có sự thống nhất về nhận thức và trách nhiệm đối với cán bộ quản lý và giáo viên về thực hiện các hoạt động của TCM và về xây dựng môi trƣờng sƣ phạm thuận lợi cho hoạt động của TCM ở nhà trƣờng THCS.
- Đảm bảo kinh phí, cơ sở vật chất cho hoạt động của TCM đƣợc thuận lợi để tạo động lực cho cán bộ quản lý và giáo viên thực hiện tích cực hoạt động của TCM.