Khái niệm quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 26 - 28)

8. Cấu trúc của luận văn:

1.2.3. Khái niệm quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục (QLGD) là một bộ phận quan trọng của hệ thống quản lý xã hội. Khoa học QLGD xuất hiện sau so với khoa học quản lý kinh tế. Ở các nước phương Tây, người ta vận dụng lý luận quản lý xí nghiệp vào quản lý cơ sở giáo dục (trường học) và coi quản lý cơ sở giáo dục như quản lý một loại “Xí nghiệp” đặc biệt. Với cách tiếp cận khác nhau, các nhà khoa học,

các nhà nghiên cứu đã đưa ra các khái niệm QLGD như sau:

Theo tác giả M.I.Konzacov: “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và có mục đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống (từ bộ đến trường) nhằm mục đích bảo đảm việc giáo dục CSCN cho thế hệ trẻ, bảo đảm sự phát triển toàn diện và hài hòa của họ. Trên cơ sở nhận thức và sử dụng các quy luật chung vốn có của CNXH, cũng như các quy luật khách quan của quá trình dạy học - giáo dục, của sự phát triển về thể chất và tâm lý của trẻ em, thiếu niên cũng như thanh niên” [7, tr. 110].

Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thúc đẩy công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội” [2, tr. 4].

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện các tính chất của nhà trường XHCN Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất” [10, tr. 22].

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục là quản lý trường học, thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục, với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [6, tr. 89].

Bằng các cách tiếp cận khác nhau các tác giả đưa ra cách diễn đạt khác nhau về QLGD, song các khái niệm đều đi đến nội dung thống nhất. Chúng ta có thể khái quát như sau: Quản lý giáo dục là hệ thống tác động có kế hoạch,

các bộ phận của hệ thống nhằm đảm bảo cho các cơ quan trong hệ thống giáo dục vận hành tối ưu, bảo đảm sự phát triển mở rộng cả về số lượng cũng như chất lượng để đạt được mục tiêu giáo dục.

Như vậy, QLGD phải có chủ thể quản lý, ở tầm vĩ mô là quan lý của nhà nước mà cơ quan trực tiếp quản lý là Bộ, Sở, Phòng giáo dục đào tạo, ở tầm vi mô là quản lý của hiệu trưởng nhà trường; phải có hệ thống tác động quản lý theo một nội dung, chương trình kế hoạch thống nhất từ trung ương đến địa phương nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục trong mỗi giai đoạn cụ thể của xã hội; phải có một lực lượng đông đảo những người làm công tác giáo dục cùng với hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật tương ứng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)