8. Cấu trúc của luận văn:
1.2.4. Khái niệm quản lí công tác giáo dục pháp luật cho học sinh
học phổ thông
Quản lí công tác GDPL là: Tác động có ý thức của chủ thể quản lí tới đối tượng quản lí nhằm đưa công tác GDPL đạt kết quả mong muốn một cách hiệu quả nhất. Đó chính là việc trang bị, bồi dưỡng và nâng cao tri thức pháp luật; hình thành, tạo dựng lòng tin vào pháp luật; xây dựng thói quen vững chắc xử sự theo những đòi hỏi của pháp luật (hình thành lối sống và làm việc tuân theo pháp luật) cho các em học sinh, những chủ nhân tương lai của đất nước.
Quản lý công tác GDPL bao gồm các nội dung:
Lập kế hoạch quản lý công tác GDPL với mục tiêu, biện pháp rõ ràng, những bước đi cụ thể và các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục pháp luật.
Tổ chức thực hiện, sắp xếp con người, công việc một cách khoa học, hợp lí có tính khả thi cao, phối hợp với các lực lượng, các bộ phận để tạo ra các tác động thích hợp nhằm đạt hiệu quả. Người quản lí phải thông báo kế hoạch, chương trình hoạt động đến các thành viên, các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của
từng thành viên, xác lập cơ chế phối hợp giữa các bộ phận, các thành viên. Xác lập quyền chỉ huy, điều hành của người lãnh đạo trong toàn bộ quá trình quản lí, huy động mọi lực lượng thực hiện kế hoạch và điều hành mọi hoạt động diễn ra theo một trật tự nhất định.
Kiểm tra công việc diễn ra ở mọi giai đoạn trong quá trình quản lí nhằm vào việc đánh giá tiến độ, nhịp độ của quá trình quản lí so với kế hoạch, xác định mức độ đạt được so với mục tiêu đề ra. Phát hiện sai sót, khuyết điểm cần khắc phục đồng thời phát hiện những vấn đề mới nảy sinh tìm biện pháp giải quyết; rút ra những bài học kinh nghiệm cho quá trình quản lí sau đạt hiệu quả hơn.