Kết quả công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 39 - 40)

8. Cấu trúc của luận văn:

1.3.8. Kết quả công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học

Bên cạnh công tác phổ biến GDPL, việc nâng cáo ý thức chấp hành pháp luật trong nhà trường có vai trò hết sức quan trọng, góp phần nâng cao ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý của công dân từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường từ đó nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

Các trường THPT đã xác định công tác GDPL không chỉ là công tác nội bộ của nhà trường mà là “sứ mệnh”, là trách nhiệm của nhà trường đối với xã hội. Vì vậy, đã triển khai thực hiện sâu rộng công tác phổ biến, GDPL cho HS; thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tổ chức tuyên truyền, phổ biến, GDPL cho HS và được chính quyền địa phương, nhân dân và lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này đánh giá cao.

Tuy nhiên, học sinh THPT có nhiều đối tượng, sống ở các vùng miền khác nhau, mặt bằng về nhận thức, ý thức pháp luật, tác phong, lối sống, sinh hoạt của các em xã hội cũng không giống nhau. Chính vì vậy, các nhà trường tập trung vào việc giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, qua đó các em đã có sự thay đổi lớn về nhận thức xã hội, pháp luật và cách sinh hoạt, học tập theo chiều hướng ngày càng tích cực, số học sinh VPPL ngày càng giảm.

Các hoạt động tổ chức tuyên truyền ở các nhà trường luôn đi vào thực chất, chuyên sâu, có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với từng thời điểm, đặc biệt là trong các đợt cao điểm như Ngày Pháp luật nước Cộng hòa XHCN Việt Nam.

Về hình thức tuyên truyền được thực hiện phong phú, đa dạng, hấp dẫn, thu hút được cán bộ, giáo viên, HS và các đối tượng được tuyên truyền, phổ biến khác như: Tổ chức nhiều buổi tọa đàm, hội thảo, sinh hoạt chuyên môn; xây dựng tủ sách pháp luật; tổ chức duy trì thường xuyên hoạt động tư vấn pháp luật; tổ chức các hội thi, hội diễn gắn liền với việc tìm hiểu pháp luật…

Bên cạnh những kết quả đạt được thì công tác GDPL vẫn còn một số hạn chế: Công tác GDPL của Nhà trường chưa có chiều sâu chỉ dừng lại ở việc ban hành kế hoạch, văn bản chỉ đạo, chứ chưa chú trọng khâu tổ chức thực hiện các hoạt động cụ thể, có trọng tâm, trong điểm, việc tham mưu, phối hợp chưa rõ nét, chưa phát huy hết vai trò, trách nhiệm trong hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc triển khai công tác GDPL; kinh phí triển khai các hoạt động chưa được thường xuyên, liên tục. Chưa có hướng dẫn cụ thể về chương trình để triển khai việc giảng dạy, giáo dục và đánh giá công tác GDPL cho học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)