Hình thức giáo dục pháp luật cho học sinh trong trường trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 35 - 36)

8. Cấu trúc của luận văn:

1.3.4. Hình thức giáo dục pháp luật cho học sinh trong trường trung

phổ thông

GDPL cho HS thông qua các môn học: Những nội dung GDPL cho học sinh THPT do Bộ GD&ĐT quy định về các quyền và nghĩa vụ công dân và nâng cao nhận thức của HS về trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo thực hiện các quyền của công dân thông qua môn GDCD và các môn học có liên quan.

GDPL các hoạt động ngoại khóa (sinh hoạt câu lạc bộ pháp luật, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, tư vấn pháp luật...): Hoạt động giải quyết một tình huống pháp luật: Đây là một hình thức đặc thù trong công tác GDPL cho HS để cung cấp nhận thức về pháp luật, hình thành thái độ và các hành vi pháp luật đúng chuẩn mực thông qua giải quyết các tình huống giả định cụ thể.

Tổ chức ngoại khóa để xử lí tình huống pháp luật: Đây là hình thức hoạt động giáo viên đưa ra những tình huống pháp luật cụ thể thường gặp phải trong đời sống hàng ngày và yêu cầu HS xác định cách giải quyết, xử lí tình huống đó. Việc tổ chức cho HS xử lí các tình huống pháp luật sẽ có tác dụng phát triển ở HS kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, giúp các em có thể ứng phó tích cực và phù hợp với các quy định của pháp luật

Tư vấn pháp luật cho HS: Giáo viên có thể phân công một số HS (hoặc HS xung phong) nghiên cứu kĩ một nội dung của bài pháp luật, sau đó các em này sẽ đóng vai các “luật sư” để tuyên truyền, phổ biến và tư vấn, giải đáp các câu hỏi của các bạn HS trong lớp đặt ra về nội dung pháp luật đó. Với hoạt động như vậy, HS sẽ tự tìm hiểu và giúp nhau tìm hiểu nội dung kiến thức pháp luật; các em sẽ được phát triển kĩ năng giao tiếp, kĩ năng đọc tài liệu, kĩ năng đặt câu hỏi, kĩ năng trình bày,...

hiểu việc thực hiện quyền trẻ em ở địa phương, việc thực hiện luật giao thông, luật Hôn nhân và gia đình ở địa phương,...

GDPL cho HS thông qua sự phối hợp giữa nhà trường với các LLGD ngoài nhà trường, đặc biệt là gia đình: Một trong những hình thức GDPL cơ

bản cho HS trong nhà trường là GDPL thông qua hoạt động phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội. Đây vừa là một hình thức, một con đường, một phương tiện giúp cho công tác GDPL đạt hiệu quả cao nhất. Có thể nói rằng, nếu GDPL được tiến hành thông qua sự phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội, đặc biệt là gia đình thì hiệu quả của GDPL sẽ rất cao và học sinh THPT sẽ có nhận thức, thái độ, hành vi pháp luật phù hợp.

GDPL thông qua việc tự giáo dục của HS: Đây là con đường ý nghĩa nhất trong GDPL cho HS. Quá trình tự tu dưỡng, tự rèn luyện là quá trình lâu dài, liên tục và suốt đời mỗi con người. Các kiến thức GDPL có đi vào và trở thành các hành vi ở mỗi em hay không là do sự tự tu dưỡng, tự rèn luyện, tự ý thức của các em. Bản thân hoạt động GDPL của mỗi HS sẽ quyết định trực tiếp cho việc hình thành tình cảm, niềm tin và hành vi pháp luật của bản thân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)