Phương pháp giáo dục pháp luật cho học sinh trong trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 60 - 65)

8. Cấu trúc của luận văn:

2.3.3. Phương pháp giáo dục pháp luật cho học sinh trong trường

học phổ thông

Bảng 2.6. Đánh giá của CBQL, GV và HS về mức độ thực hiện các phương pháp GDPL cho học sinh THPT S T T Phương pháp GDPL Mức độ lựa chọn Điểm TB Thứ bậc 1 2 3 4 5 (%) (%) (%) (%) (%) 1 Phương pháp thuyết phục (đàm thoại, tranh luận, nêu gương...)

2,1 14,6 36,5 37,2 9,6 3,37 2

2

Phương pháp tổ chức hoạt động (giao công việc, tạo dư luận xã hội, tạo tình huống...)

2,1 15,8 35,5 41,2 5,4 3,31 3

3

Phương pháp kích thích hành vi (thi đua, khen thưởng, trách phạt...)

4,3 10,0 18,8 46,7 20,2 3,68 1

Trung bình chung 3,45

trung học phổ thông được sự chỉ đạo thống nhất của hành lang pháp lý của các cấp lãnh đạo, đó là các văn bản chỉ đạo của Sở, Huyện. Mức độ thực hiện các văn bản chỉ đạo thực hiện giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông được cán bộ quản lý và giáo viên tham gia khảo sát đánh giá mức độ tương đối tốt, thể hiện điểm trung bình chung 3,45. Phương pháp giáo dục pháp luật được sử dụng ở mức cao là phương pháp kích thích hành vi (thi đua, khen thưởng, động viên, trách phạt...), xếp thứ bậc 1 với điểm trung bình là 3,68; tiếp đến là phương pháp Phương pháp thuyết phục (đàm thoại, tranh luận, nêu gương...) xếp ở vị trí thứ 2, với điểm trung bình là 3,37 và Phương pháp tổ chức hoạt động (giao công việc, tạo dư luận xã hội, tạo tình huống...) xếp ở vị trí thứ 3 với điểm trung bình là 3,31. Cả 3 phương trên là những phương pháp cơ bản, cần thiết phải sử dụng thường xuyên trong công tác giáo dục pháp luật cho học sinh, mỗi phương pháp đều có một ưu thế riêng của nói, nêu biết vận dụng, kết hợp với nhau thì sẽ đem lại hiệu quả thiết thực.. Vì vậy vấn đề đang đặt ra với thực tế giáo dục pháp luật ở các trường trung học phổ thông huyện An lão hiện nay là cần tăng cường chỉ đạo, phối kết hợp tốt với các lực lượng tham gia công tác giáo dục, kết hợp tốt các phương pháp trong quá trình giáo dục, không nên nặng về lý thuyết mà giáo dục các em từ chính việc nhận biết, xử lý các tình huống thực tế trong nhà trường, ngoài môi trường xã hội theo đúng pháp luật. Đồng thời, cần phải đa dạng hoá các hoạt động ngoài giờ lên lớp (NGLL), các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, tổ chức cho các em tham gia những cuộc thi tìm hiểu về pháp luật, giúp các em đến với những kiến thức về pháp luật một cách tự nhiên, nhẹ nhàng, tạo được hứng thú học tập ở học sinh trung học phổ thông.

1.3.4. Hình thức giáo dục pháp luật cho học sinh trong trường trung học phổ thông

Bảng 2.7. Đánh giá của CBQL, GV và HS về mức độ sử dụng các hình thức GDPL cho học sinh S T T Hình thức GDPL Mức độ lựa chọn Điểm TB Thứ bậc 1 2 3 4 5 (%) %) (%) %) %)

1 GDPL cho HS thông qua

các môn học 2,4 9,2 27,9 41,8 18,7 3,65 2 2

GDPL thông qua các hoạt động ngoại khóa (sinh hoạt câu lạc bộ, các cuộc thi...)

1,9 10,0 27,6 44,4 16,1 3,63 3

3

Thông qua các hoạt động của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

1,9 8,9 27,3 40,9 21,0 3,7 1

4

GDPL thông qua sự phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng xã hội, đặc biệt là gia đình.

2,7 12,9 30,9 40,2 13,3 3,48 4

5 Thông qua hình thức tự giáo

dục của học sinh 16,4 12,1 28,9 29,1 13,5 3,11 5

Trung bình chung 3,51

Mức độ thực hiện hình thức GDPL cho học sinh THPT được CBQL, GV, HS tham gia khảo sát đánh giá ở mức khá khá tốt, thể hiện ở điểm trung bình chung là 3,51. Trong đó hình thức GDPL cho học sinh THPT là thông qua các hoạt động của Đoàn thanh niên Cộng sản TNCS Hồ Chí Minh xếp thứ bậc 1 với điểm trung bình là 3,7. Cả ba hình thức này được đánh giá ở những mức độ tương đối đồng đều nhau, điều đó cho thấy sự quan tâm của nhà trường trong công tác triển khai, chỉ đạo thực hiện các công tác GDPL cho HS. Trong đó vai trò của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có vai trò hết sức quan trọng trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho thế hệ trẻ và lực lượng nòng cốt trong việc tổ chức các hoạt động trong nhà trường, tạo ra sân chơi bổ ích thiết thực cho học sinh.

Vì vậy bên cạnh việc giáo dục cho HS thông qua các môn học nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến những hình thức giáo dục ngoại khóa, thông qua các hoạt động thực tế, trải nghiệm sẽ làm cho các kiến thức về pháp luật vốn từ ngữ khô cứng trở nên gần gũi, nhẹ nhàng đối với HS và luôn kích thích các em hứng thú tham gia tìm hiểu về các kiến thức pháp luật, từ đó sẽ nhanh chóng hình thành ở các em phong cách cần có của người công dân là

“sống có hiểu biết và làm theo pháp luật”.

2.3.5. Các dạng hành vi vi phạm pháp luật của học sinh THPT

Bảng 2.8. Đánh giá của CBQL, GV về mức độ biểu hiện của các dạng hành vi VPPL của học sinh THPT S T T Các dạng vi phạm pháp luật Mức độ lựa chọn Điểm TB Thứ bậc 1 2 3 4 5 (%) (%) (%) (%) (%) 1 VPPL hình sự: Trộm cắp tài sản, đánh nhau gây thương tích, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm người khác…

51,4 40,4 1,8 0,9 5,5 1,69 4

2

VPPL hành chính: vượt đèn đỏ, đi vào đường ngược chiều...

42,2 42,2 9,2 2,8 3,7 1,83 3

3 VPPL dân sự: làm hư hỏng tài

sản nhà nước,… 41,3 33,9 16,5 4,6 3,7 1,95 2 4

Vi phạm kỷ luật: đi học muộn, bỏ học, hút thuốc, uống rượu, vi phạm quy chế...

4,6 45,0 16,5 25,7 8,3 2,88 1

Trung bình chung 2,08

Qua xử lý số liệu, chúng tôi thấy mức độ biểu hiện của các dạng hành vi vi phạm pháp luật ở mức thấp với điểm trung bình chung là 2,08. Trong đó dạng vi phạm kỉ luật với điểm trung bình 2,88 ( thứ bậc 1), tiếp đến là dạng vi phạm pháp luật dân sự ở thứ bậc 2, với điểm trung bình là 1,95. Có thể nói

học sinh THPT ở huyện An Lão tần xuất vi phạm pháp luật rất ít và thỉnh thoảng xảy ra. Điều đó cho thấy công tác GDPL đã được các nhà trường THT hết sức quan tâm. Tuy nhiên các hành vi VPPL của học sinh vẫn luôn tìm ẩn nhiều nguy cơ nếu các nhà trường không chủ động, quan tâm đúng mức đến công tác triển khai GDPL cho học sinh trong thời gian đến.

2.3.6. Nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật của học sinh THPT

Bảng 2.9. Đánh giá của CBQL, GV về mức độ của những nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp luật của học sinh THPT

S T T Nguyên nhân dẫn đến vi phạm Mức độ lựa chọn Điểm TB Thứ bậc 1 2 3 4 5 (%) (%) (%) (%) (%) 1 Ảnh hưởng từ gia đình 6,4 11,0 30,3 43,1 9,2 3,38 4

2 Nội dung GDPL chưa thiết

thực với học sinh THPT 7,3 27,5 33,0 28,4 3,7 2,94 6 3 Phương pháp, hình thức giáo

dục phù hợp chưa phù hợp 5,5 33,9 23,9 33,9 2,8 2,94 7 4

Các lực lượng giáo dục chưa quan tâm đến GDPL cho học sinh

9,2 31,2 27,5 28,4 1,8 2,82 8

5

Chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội

2,8 22,0 28,4 39,4 7,3 3,27 5

6 Tâm sinh lí của học sinh

THPT có nhiều biến đổi 0,9 12,8 19,3 50,5 16,5 3,69 2 7

Do tác động của mạng Internet, phim ảnh, sách báo không lành mạnh

1,8 3,7 13,8 63,3 17,4 3,91 1

8 Tác động tiêu cực của xã hội 0,0 13,8 29,4 43,1 13,8 3,57 3

Qua xử lý số liệu, chúng tôi thấy có 8 nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng VPPL ở học sinh THPT hiện nay. Trong đó nguyên nhân do tác động của mạng Internet, phim ảnh sách báo không lành mạnh ở vị trí thứ nhất với điểm trung bình 3,91; tâm lí học sinh trung học phổ thông có nhiều biến đổi xếp thứ hai, điểm trung bình 3,69; xếp thứ ba là do tác động của tiêu cực xã hội với điểm trung bình 3,57; xếp thứ 4 là ảnh hưởng từ gia đình với điểm trung bình là 3,38; Chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội xếp ở vị trí thứ 5 với điểm trung bình là 3,27 và các nguyên nhân còn lại qua khảo sát đều được đánh giá ở mức tương đối. Như vậy, chúng ta thấy răng môi trường sống hiện tại của các em ảnh hưởng không nhỏ đến những hành vi, chuẩn mực của mỗi cá nhân, đặc biệt là hành vi VPPL của học sinh, nhất là tác động của cuộc cách mạng khoa học 4.0 như hiện nay thì việc tác động trực tiếp từ việc khai thác các thông tin, tài liệu, trò chơi giải trí, phim ảnh (trong đó có những tài liêu, phim ảnh không lành mạnh) từ hệ thống Internrt, mạng xã hội Facebook là rất phổ biến. Điều đó đòi hỏi những nhà quản lý giáo dục, các bậc phụ huynh phải thường xuyên kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc khai thác thác, xử lý thông tin từ các ứng dụng công nghệ thông tin của các em. Đồng thời các nhà trường cần có kế hoạch xây dựng các chương trình giáo dục pháp luật phong phú, phù hợp với lứa tuổi, gắn việc giáo dục pháp luật với sự gần gũi với môi trường thiên nhiên, các hoạt động trải nghiệm nâng cao kỹ năng sống, tạo cho các em sự hứng thú, niềm say mê trong cuộc sống và học tập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 60 - 65)