8. Cấu trúc của luận văn:
2.6.2. Những hạn chế
Từ kết quả điều tra bằng phiếu cũng như trao đổi trực tiếp cho thấy những năm gần đây mặc dù các cán bộ giáo viên của các nhà trường THPT đều có nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản lý GDPL cho HS. Các
hình thức, biện pháp GDPL tuy phong phú, đa dạng nhưng thiếu trọng tâm, chưa thường xuyên, còn mang tính hình thức, phương pháp GDPL còn chậm đổi mới, các hoạt động ngoại khóa tổ chức đơn điệu,... Trên thực tế vẫn còn nhiều giáo viên khi lên lớp chỉ chú trọng đến việc truyền thụ kiến thức, ít quan tâm đến việc liên hệ thực tế, quan tâm đến GDPL cho HS
Ngoài ra việc xây dựng và triển khai kế hoạch công tác GDPL còn mang tính thụ động, nhà trường THPT chưa thực sự chủ động đề ra các chương trình, kế hoạch tổ chức GDPL cho HS ở tầm vĩ mô, thường xuyên và liên tục mà chỉ mang tính thực hiện theo sự phát động của cấp trên.
Sự phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục (LLGD) chưa tốt, nhiều khi mang tính hình thức, thiếu đồng bộ, chưa thường xuyên; thiếu sự thống nhất từ trên xuống dưới, vì thế dẫn đến hiểu biết pháp luật của HS còn hạn chế, hiện tượng vi phạm thậm chí, có nhiều trường hợp học sinh VPPL vẫn không nhận thức được những việc làm của mình là hành vi VPPL, đầu tư các nguồn lực và thời gian cho hoạt động này chưa thỏa đáng.
Nội dung GDPL còn dàn trải, nặng về phổ biến các quy định của pháp luật, chưa chú trọng đến việc hướng HS rèn luyện kỹ năng ứng xử, kỹ năng vận dụng kiến thức pháp luật để giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống. Một số nội dung GDPL rất cần thiết cho HS thì chưa được quan tâm triển khai thường xuyên như: giáo dục về môi trường, giáo dục về quyền và nghĩa vụ của HS, giáo dục về quyền và nghĩa vụ công dân; việc GDPL thông qua các hoạt động phong trào hiệu quả chưa cao như thông qua các bài giảng các bộ môn khác, qua các buổi giao lưu nghe nói chuyện chuyên đề về pháp luật, qua sách, báo, tài liệu pháp luật. Như vậy, có thể đánh giá vai trò của cán bộ quản lý và đội ngũ làm công tác GDPL chưa đáp ứng được yêu cầu.
Công tác kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch GDPL chưa thường xuyên và chặt chẽ. Chưa có sự tổng kết thường xuyên để tìm ra được các mặt
mạnh thành công các gương điển hình trong HS nhân rộng làm điểm để GDPL. Việc kiểm tra còn mang tính thời vụ sau mỗi đợt khi có chỉ thị nghị quyết của các cấp chỉ đạo GDPL đến nhà trường phổ thông.