Xây dựng kế hoạch quản lý công tác giáo dục pháp luật cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 40 - 42)

8. Cấu trúc của luận văn:

1.4.1. Xây dựng kế hoạch quản lý công tác giáo dục pháp luật cho

học phổ thông

Quản lý GDPL cho HS của hiệu trưởng trường THPT là tác động có mục đích, có tổ chức, có định hướng của hiệu trưởng trường THPT đến hoạt động GDPL cho HS trong nhà trường nhằm đạt được mục tiêu GDPL cho HS. Theo tiếp cận chức năng quản lý, quản lý công tác GDPL cho HS của hiệu trưởng trường THPT bao gồm: lập kế hoạch GDPL; tổ chức thực hiện kế hoạch GDPL; chỉ đạo, điều hành công tác GDPL và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch GDPL cho học sinh THPT.

1.4.1. Xây dựng kế hoạch quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trung học phổ thông trung học phổ thông

Quản lý một hệ thống phức tạp đòi hỏi phải có một kế hoạch được xây dựng từ trước. Lập kế hoạch là quá trình xác định mục tiêu hoạt động và quyết định những gì cần làm để đạt được mục tiêu đó.

Việc xây dựng kế hoạch là chức năng quan trọng hàng đầu trong công tác quản lí vì thiếu kế hoạch, giáo dục khó đạt được kết quả cao. Muốn có kế hoạch khả thi và hiệu quả cần đầu tư suy nghĩ để hoạch định vấn đề từ chung nhất đến vấn đề cụ thể, chi tiết. Từ những vấn đề mang tính chiến lược đến những vấn đề theo từng giai đoạn. Khi xây dựng kế hoạch GDPL cho HS, hiệu trưởng cần chú ý đến những vấn đề cơ sở như sau:

Phân tích thực trạng việc quản lí thực hiện các nội dung GDPL trong năm học. Thực trạng này được thể hiện trong báo cáo đánh giá tổng kết năm học. Qua đó, nhà trường rút ra được những ưu, nhược điểm của công tác GDPL, những vấn đề nào còn tồn tại cần được sắp xếp để ưu tiên giải quyết từng vấn đề. Những vấn đề đã làm tốt thì cần tiếp tục phát huy. Từ thực trạng đó, nhà trường tiếp tục đưa ra các giải pháp để điều chỉnh công tác GDPL trong năm học tới để quá trình GDPL diễn ra thuận lợi và đạt kết quả cao.

Hiệu trưởng nghiên cứu các văn bản, nghị quyết về công tác GDPL cho HS, phân tích kế hoạch chung của ngành, của nhà trường, chỉ đạo xây dựng kế hoạch GDPL. Trong đó, phải xây dựng được các nội dung GDPL phải thể hiện mối quan hệ giữa GDPL với các mặt giáo dục khác, đồng thời phải phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương, nhà trường và tâm sinh lí của HS.

Kế hoạch GDPL có hiệu quả đến đâu tùy thuộc vào nhiều vấn đề trong đó có một vấn đề cơ bản là xác định đúng các nội dung GDPL cho HS trong nhà trường. Việc xác định rõ các nội dung GDPL cho học sinh với các nội dung cần thiết, lâu dài và cụ thể sẽ làm cho bảng GDPL vừa đảm bảo toàn diện, vừa có trọng tâm, trọng điểm để kịp thời giải quyết.

hoạch GDPL của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, GDPL; Kế hoạch liên tịch phối hợp phổ biến, GDPL; Kế hoạch phổ biến, GDPL của từng nhà trường, của cá nhân Ban Giám hiệu, Giáo viên chủ nhiệm, từng khối lớp.

Xác định các biện pháp để thực hiện kế hoạch GDPL: Biện pháp về tổ chức hành chính; biện pháp về tâm lý giáo dục, biện pháp về kinh tế để tiến hành GDPL cho học sinh.

Xác định các điều kiện GDPL như: thời gian, cơ sở vật chất, tài chính, sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)