Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 47)

8. Cấu trúc của luận văn:

1.5.2. Các yếu tố khách quan

Công tác GDPL và quản lý GDPL bao giờ cũng diễn ra trong môi trường khách quan về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.Vì thế nó chịu ảnh hưởng và sự chi phối của các yếu tố khách quan bên ngoài nhà trường THPT đến quản lý công tác GDPL cho học sinh THPT. Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến công tác GDPL cho học sinh THPT bao gồm:

Văn bản chỉ đạo từ cấp trên đối với công tác GDPL rất đa dạng, bao gồm các văn bản về phổ biến pháp luật, GDPL, dạy môn GDCD... từ Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT. Văn bản chỉ đạo cấp trên là hành lang pháp lý cho công tác quản lý GDPL của nhà trường THPT.

Môi trường kinh tế, văn hóa xã hội đối với GDPL có ảnh hưởng rất nhiều đến quản lý GDPL trong nhà trường. Môi trường được hiểu như nơi diễn ra các hành VPPL của học sinh nhưng đồng thời cũng là yếu tố chi phối công tác GDPL và quản lý GDPL cho HS. Nếu như nhà quản lý tính được mối quan hệ giữa môi trường xã hội bên ngoài với quản lý công tác GDPL, để từ đó tận dụng ảnh hưởng tích cực xã hội đến quản lý công tác GDPL, thì sẽ nâng cao được chất lượng, hiệu quả của công tác GDPL.

Thái độ từ phía gia đình đối với việc GDPL cho HS có ảnh hưởng quyết định đến quản lý công tác GDPL trong nhà trường phổ thông, bởi vì gia đình là nơi sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục trực tiếp học sinh THPT. Nếu như gia đình có thái độ tích cực với quản lý công tác GDPL thì hiệu quả của quản lý công tác GDPL sẽ được nâng cao.

Ảnh hưởng của các cơ quan chức năng có liên quan đến GDPL cho học sinh (công an, tòa án…). Công tác quản lý GDPL không chỉ có một chủ thể là nhà trường mà có nhiều chủ thể quản lý phối hợp đứng ở các góc độ khác

nhau của xã hội. Vì vậy, tổ chức phối hợp giữa các chủ thể quản lý đó tức là giữa nhà trường với cơ quan chức năng có liên quan đến GDPL và quản lý GDPL thì sẽ nâng cao được hiệu quả GDPL cho học sinh.

Sự thống nhất chỉ đạo của các cơ quan đối với công tác GDPL cho học sinh THPT có ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả GDPL cho học sinh. Hiện nay trong xã hội cũng dễ xẩy ra sự chỉ đạo không thống nhất dẫn đến hiệu quả GDPL thấp. Vì vậy tăng cường sự chỉ đạo thống nhất của các cơ quan chức năng đối với GDPL sẽ tạo ra hiệu quả cao trong GDPL cho HS.

Truyền thông và thông tin phổ biến GDPL cho HS. Mọi hành vi pháp luật của học sinh và GDPL của các cơ quan chức năng sẽ có hiệu quả cao nếu như công tác truyền thông và thông tin phổ biến GDPL tốt. Vì vậy công tác truyền thông và thông tin phổ biến GDPL cho học sinh có ảnh hưởng rất nhiều đến quản lý GDPL trong nhà trường.

Kết luận chương 1

GDPL và giáo dục đạo đức trong các nhà trường phổ thông, nhất là ở bậc THPT, có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách toàn diện, chuẩn bị không chỉ về mặt tri thức mà còn cả kỹ năng sống, ý thức và thói quen tuân thủ pháp luật cho đối tượng này.

Trên cơ sở phân tích các tài liệu, Chương 1 của luận văn đã khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề, làm rõ được những khái niệm cơ bản và có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như pháp luật, GDPL, QLGD, quản lý công tác GDPL trong nhà trường THPT. Ngoài ra trong chương 1 còn phân tích và làm rõ tác động của các nhân tố khách quan và chủ quan đến công tác GDPL và quản lý GDPL trong nhà trường THPT.

khung lý thuyết đảm bảo cho tác giả luận văn có cơ sở lý luận để tiến hành khảo sát, điều tra thực trạng công tác GDPL và quản lý GDPL cho học sinh các trường THPT huyện An Lão, tỉnh Bình Định sẽ được trình bày ở chương 2 luận văn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC

PHỔ THÔNG HUYỆN AN LÃO, TỈNH BÌNH ĐỊNH 2.1. Khái quát quá trình khảo sát thực trạng

2.1.1. Mục đích khảo sát

Thông qua khảo sát đánh giá được thực trạng của công tác quản lý GDPL cho HS các trường THPT trên địa bàn huyện An Lão, tỉnh Bình Định. Thông qua đó đề xuất các biện pháp quản lý công tác GDPL cho học sinh một cách có hiệu quả.

2.1.2. Nội dung khảo sát

Đề tài khảo sát công tác GDPL của học sinh THPT ở huyện An Lão hiện nay, bao gồm: Thực trạng công tác GDPL cho HS ở các trường THPT; Thực trạng quản lý công tác GDPL cho HS ở các trường THPT và Thực trạng yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác GDPL cho HS các trường THPT.

2.1.3. Đối tượng, khách thể khảo sát

Đối tượng, khách thể khảo sát là 205 học sinh của 2 trường THPT trên địa bàn huyện; 06 cán bộ quản lí, 103 giáo viên các nhà trường.

Những đối tượng chúng tôi tiến hành điều tra khảo sát trực tiếp tham gia quản lý giáo dục và GDPL cho học sinh ở trường THPT.

2.1.4. Phương pháp khảo sát

Khảo sát thực trạng quản lí công tác GDPL cho học sinh bằng các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:

Phương pháp điều tra bằng phiếu: Thiết kế 03 mẫu phiếu điều tra.

Mẫu phiếu 1: Dành cho học sinh THPT, bao gồm 06 câu hỏi.

Mẫu phiếu 3: Dành cho CBQL và giáo viên THPT, bao gồm 02 câu hỏi.

2.1.5. Tiêu chuẩn và thang đánh giá

Bảng 2.1 Cách cho điểm Điểm Mức độ 1 Hoàn toàn không quan tâm Hoàn toàn không vi phạm Hoàn toàn không cần thiết Hoàn toàn không thường xuyên Hoàn toàn không hứng thú Hoàn toàn không đồng ý Hoàn toàn không hiệu quả Hoàn toàn không cấp thiết Hoàn toàn không khả thi 2 Không quan tâm Không vi phạm Không cần thiết Không thường xuyên Không hứng thú Không đồng ý Không hiệu quả Không cấp thiết Không khả thi 3 Tương đối quan tâm Thỉnh thoảng vi phạm Tương đối cần thiết Tương đối thường xuyên Tương đối hứng thú Tương đối đồng ý Tương đối hiệu quả Ít cấp thiết Tương đối khả thi 4 Quan tâm Vi phạm Cần thiết Thường xuyên Hứng thú Đồng ý Hiệu quả Cấp thiết Khả thi 5 Rất quan tâm Thường xuyên vi phạm Rất cần thiết Rất thường xuyên Rất hứng thú Rất đồng ý Rất hiệu quả Rất cấp thiết Rất khả thi Chuẩn đánh giá:

Mức 1: (Hoàn toàn không): điểm trung bình chung <1, 5. Mức 2: (Không): điểm trung bình chung 1,5 -> 2, 49.

Mức 3: (Tương đối, thỉnh thoảng...): điểm trung bình chung 2,5 -> 3,49. Mức 4:(Quan tâm, Vi phạm, Cần thiết, Thường xuyên, Hứng thú, Đồng ý, Hiệu quả, Cấp thiết, Khả thi): điểm trung bình chung 3,5 -> 4,49.

2.2. Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục huyện An Lão, tỉnh Bình Định tỉnh Bình Định

2.2.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội

An Lão là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Bình Định, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 130 km. Tổng diện tích đất tự nhiên trên toàn huyện là 69.660,2 ha. Huyện An Lão có địa hình tương đối phức tạp, phía Đông giáp huyện Hoài Nhơn, Tây giáp huyện Vĩnh Thạnh và huyện KBang (tỉnh Gia Lai), Nam giáp huyện Hoài Ân, Bắc giáp huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi). Toàn huyện được chia thành 10 đơn vị hành chính (1 thị trấn và 9 xã), trong đó có 7 xã đặc biệt khó khăn thuộc diện 135 của Chính phủ. Cộng đồng dân cư ở An Lão chủ yếu gồm 3 dân tộc: H’re, Bana và Kinh, tổng dân số hiện nay là 29.253 người.

Với vị trí địa lý nằm ở cách xa tỉnh lỵ và các trung tâm kinh tế, điều kiện giao thông hiện tại chưa thể kết nối với các địa phương lân cận nên huyện An Lão gặp nhiều khó khăn cho giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội.

Về kinh tế, An Lão là huyện miền núi nghèo theo Quyết định 135 của Chính phủ, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu đời sống nhân dân, nhất là đường giao thông, điện, thủy lợi. Nông nghiệp là ngành kinh tế chính của huyện với trên 85% dân số sống bằng nghề nông, sản xuất mang nặng tính chất tự túc tự cấp, kinh tế hàng hóa tuy có chuyển biến nhưng chưa phát triển nhất là ở các xã vùng xa. Toàn huyện chưa có một cơ sở sản xuất công nghiệp nào, chỉ có một vài xưởng sản xuất tiểu thủ công nghiệp, chế biến hàng nông, lâm sản nhỏ lẻ. Sản lượng lương thực hiện nay chỉ đạt được 320kg người/năm. Thu chi ngân sách của huyện mất cân đối lớn, hàng năm bội chi luôn lớn hơn bội thu. Các ngành dịch vụ, xây dựng còn yếu, phát triển chậm.

Về xã hội, trong những năm qua có sự chuyển biến tích cực. Từ khi triển khai Nghị quyết TW 5 (khóa VIII), các cấp ủy Đảng, chính quyền và

đoàn thể đã quan tâm chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả hơn. Các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao được đẩy mạnh, công tác truyền thông luôn bám sát các nhiệm vụ chính trị của địa phương, giúp các cấp ủy Đảng và chính quyền giải quyết kịp thời một số vấn đề còn bất cập trong đời sống xã hội. Hiện nay có 10/10 xã, thị trấn của huyện được phủ sóng truyền hình, internet và điện lưới quốc gia. Đây là những điều kiện cơ bản góp phần nâng cao đời sống tinh thần và dân trí cho nhân dân.

2.2.2. Khái quát tình hình giáo dục

Sự nghiệp GD&ĐT được phát triển cơ bản. Theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) Về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, ngành giáo dục của huyện không ngừng phấn đấu để đáp ứng nhu cầu thực tiễn đặt ra. Hiện nay, toàn huyện có 10 trường học đạt chuẩn quốc gia, công tác xã hội hóa giáo dục tiếp tục phát huy. Phong trào dạy học hướng đến nâng cao chất lượng và chú trọng giáo dục kĩ năng sống cho người học. Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THPT và thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng hàng năm được nâng dần lên. Công tác phổ cập giáo dục được quan tâm, đầu tư đúng mức.

Quy mô trường lớp tiếp tục được củng cố và phát triển; tính đến đầu năm học 2019–2020 toàn huyện có 28 trường (10 trường mẫu giáo mầm non, 11 trường tiểu học, 5 trường trung học cơ sở trực thuộc và 02 trường trung học phổ thông); các bản làng xa xôi nhất của huyện đều có trường lớp mẫu giáo, tiểu học, đặc biệt là có được 3 trường phổ thông dân tộc bán trú cụm xã (cấp trung học cơ sở) dành riêng cho con em người dân tộc. Nhìn chung hệ thống mạng lưới trường lớp đáp ứng được nhu cầu học tập của con em trong huyện.

Trong năm học 2019-2020 toàn huyện có 7.442 em; (Nhà trẻ, mầm non :1.756; Tiểu học: 2.862; Trung học cơ sở: 1.637; THPT: 1.181), có 307 lớp (Nhà trẻ, mầm non: 76; Tiểu học: 140; Trung học cơ sở: 56; THPT: 35),

hằng năm đã huy động 100% trẻ mẫu giáo vào lớp một; 100% học sinh hoàn thành chương trình bậc tiểu học vào lớp 6;

Toàn ngành giáo dục huyện có 779 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Trong đó CBQL: 65 (Mầm non: 16; Tiểu học: 20; Trung học cơ sở: 11; Phòng GD&ĐT: 12; THPT: 06); giáo viên trực tiếp giảng dạy 552 (Mầm non: 130; Tiểu học 208; Trung học cơ sở: 111; THPT: 103); nhân viên 162 (Mầm non: 57; Tiểu học: 35; Trung học cơ sở: 35; Phòng GD&ĐT: 05; THPT: 30). Nhìn chung đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của ngành đảm bảo để tổ chức quản lý, dạy và học theo quy định.

Cơ sở vật chất của các trường được đầu tư ở mức khá tốt, có 100% các trường đều có phòng học kiên cố. Phần lớn các trường đều được trang bị đầy đủ các đồ dùng, phương tiện dạy học, có đầy đủ các phòng chức năng như: phòng thí nghiệm, phòng máy vi tính, phòng thiết bị dạy học, phòng tiếng Anh… đảm bảo cho việc học tập.

* Thống kê chất lượng giáo dục toàn diện khối THPT.

Bảng 2.2: Thống kê chất lượng giáo dục toàn diện học sinh khối THPT Huyện An Lão - Tỉnh Bình Định Năm học Tổng số HS Hạnh kiểm Học Lực

Tốt Khá T.B Yếu Giỏi Khá T.B Yếu-kém

(%) (%) (%) (%) (%) (%) (%) (%)

2018-2019 1.043 880 80 69 14 27 317 652 47 84,4 7,6 6,6 1,4 2,6 30,4 62,5 4,5

2019-2020 1.181 991 92 82 16 31 360 747 43 84 7,7 6,9 1,4 2,6 30,5 63,3 3,6 Qua bảng thống kê 2.1 chúng ta thấy chất lượng giáo dục hai mặt có nhiều chuyển biến tích cực, trong đó số lượng học sinh xếp loại học lực giỏi có tăng lên, HS kém giảm so với năm học trước từ. Đây là con số cho thấy

chất lượng đào tạo của các nhà trường THPT có chuyển biến, đó chính là sự đầu tư, quan tâm của các cấp quản lý giáo dục, đặc biệt là sự nổ lực trong việc tổ chức dạy và học của các nhà quản lý giáo dục.

Kết quả xếp loại bảng trên cho thấy tỷ lệ HS có hạnh kiểm tốt là trên 90% số HS nhưng có tới gần 10% học sinh xếp loại đạo đức trung bình trở xuống, đặc biệt số HS yếu mặc dù đã giảm nhưng vẫn trên 1% đây chính là những HS đã có biểu hiện vi phạm đạo đức, thậm chí vi phạm pháp luật. Theo báo cáo của các trường trung học phổ thông, bên cạnh số đông HS vẫn giữ được những phẩm chất đạo đức thì có một bộ phận không nhỏ các em HS vô tình hoặc thậm chí cố tình “nhầm lẫn” các giá trị sống, các em đã không xác định được những giá trị đích thực của cuộc sống mà sống buông thả, vô cảm, thiếu trách nhiệm với bản thân, với gia đình và xã hội, gây tác động xấu đối với dư luận xã hội.

2.3. Thực trạng công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện An Lão, tỉnh Bình Định trung học phổ thông huyện An Lão, tỉnh Bình Định

2.3.1. Tình hình thanh thiếu niên vi phạm pháp luật

Trong những năm gần đây Đảng bộ và nhân dân huyện An Lão đã nỗ lực phấn đấu để phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn, ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo kỉ cương nền nếp. Tuy nhiên, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực của đời sống xã hội, những tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân, đặc biệt tầng lớp thanh thiếu niên, học sinh trung học phổ thông. Theo Báo cáo tổng kết của Công an huyện An Lão từ năm 2017 đến 5/2020 trên địa bàn huyện đã có 40 em vị thành niên (trong đó có một số em đang là học sinh trung học phổ thông) vi phạm gây ra 51 vụ vi phạm khác nhau như: gây rối trật tự công cộng, đánh nhau gây thương tích; trộm cắp tài sản; tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy; vi phạm về an toàn giao thông...). Trong đó, khởi

tố 13 vụ với 13 đối tượng, đưa đi giáo dưỡng 6 đối tượng, giáo dục tại địa phương 25 em, số còn lại bị xử lí hành chính, giao cho các đoàn thể, gia đình và nhà trường quản lí. Trong thời gian gần đây, tình hình vi phạm pháp luật của trẻ vị thành niên, trong đó những em đang là học sinh trung học phổ thông vẫn tiếp tục gia tăng gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an ninh trật tự của địa phương.

Bảng 2.3. Số trẻ em chưa thành niên VPPL ở huyện An Lão

STT Năm Số trẻ em VPPL Bị xét xử tại toà án Giáo dục tại địa phương Đưa đi trường giáo dưỡng 1 Năm 2017 9 3 5 1 2 Năm 2018 8 2 4 2 3 Năm 2019 18 7 9 2 4 Đến tháng 5/2020 6 1 4 1 Cộng 45 13 21 6

(Nguồn: Công an huyện An Lão cung cấp)

Qua bảng thống kê cho thấy số trẻ em vị thành niên (trong đó có những em là học sinh trung học phổ thông) đang có những diễn biến phức tạp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)