Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 80 - 82)

8. Cấu trúc của luận văn:

2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Từ những yếu tố trên đã tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến GDPL cho HS và ở các mức độ ảnh hưởng khác nhau, có thể đưa ra một số nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý công tác GDPL cho HS trường THPT.

2.6.3.1. Nguyên nhân chủ quan:

Nhận thức về công tác giáo dục nói chung, GDPL cho HS nói riêng của một số cán CBQL,GV chưa đúng mức. Vị trí, vai trò của công tác GDPL trong nhà trường còn có khoảng cách khá xa so với nhiệm vụ chuyên môn.

Một số học sinh yếu kém do chính các em bị thiếu hụt các tri thức về văn hóa và pháp luật; nhiều học sinh chưa nhận thức được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với bản thân, gia đình và xã hội.

Việc xây dựng và triển khai kế hoạch GDPL của các nhà trường THPT còn mang tính thụ động, chưa thực sự chủ động đề ra các chương trình, kế hoạch tổ chức GDPL cho HS ở tầm vĩ mô, thường xuyên và liên tục. Ngoài ra việc kiểm tra đánh giá quá trình GDPL chưa cụ thể, chặt chẽ dẫn đến việc chưa khuyến khích, huy động tối đa hiệu quả các lượng lượng xã hội tham gia vào công tác quản lý GDPL cho học sinh.

Các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể nhân dân chưa thấy rõ trách nhiệm trong việc phối hợp với nhà trường để GDPL cho học sinh dẫn đến chưa có sự quan tâm đúng mức và đầu tư thoả đáng cho hoạt động này.

2.6.3.2. Nguyên nhân khách quan:

Do đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh THPT đang trong giai đoạn dễ thay đổi, thiếu tính tự chủ, tính kiềm chế, dễ xúc động… dễ dẫn đến hành

động bột phát, thiếu suy nghĩ.

Cơ chế phối hợp của các LLGD chưa chặt chẽ, ràng buộc, chưa có chính sách xã hội cụ thể về việc thực hiện công tác phối hợp giáo dục nên việc liên kết phối hợp giữa nhà trường với các ngành các cấp, các lực lượng xã hội có lúc bị xem nhẹ.

Những hiện tượng tiêu cực của xã hội diễn ra hàng ngày đang tác động trực tiếp đến các em

Kết luận chương 2

Qua khảo sát CBQL, GV, học sinh ở các trường THPT huyện An Lão, tỉnh Bình Định về GDPL và quản lí công tác GDPL cho học sinh THPT huyện An Lão bước đầu rút ra kết luận:

Công tác GDPL cho HS trong các trường THPT trong những năm gần đây đã đạt được những kết quả đáng khích lệ. Các trường đã quan tâm đúng mức đến công tác GDPL cho HS như: có xây dựng kế hoạch hoạt động và tổ chức triển khai, giao nhiệm vụ cụ thể tới từng bộ phận trong nhà trường để cùng thống nhất trong công tác GDPL cho HS; Các hình thức và biện pháp GDPL đã có nhiều thay đổi: phong phú, đa dạng; nội dung GDPL phong phú, thiết thực hơn. Vì vậy, đa số HS ngoan, chấp hành tốt các quy định pháp luật.

Tuy nhiên công tác GDPL chưa được tổ chức thường xuyên, trong các nhà trường vẫn còn một số HS chưa ngoan, còn VPPL. Nguyên nhân chính là do quản lý công tác GDPL cho học sinh còn một số hạn chế, các biện pháp GDPL chưa thiết thực và khả thi đối với một số học sinh. Để khắc phục tình trạng này đòi hỏi đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý phải tìm tòi, nghiên cứu tìm ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng GDPL cho học sinh.

Kết quả nghiên cứu trên là cơ sở thực tiễn đề xuất các biện pháp quản lý công tác GDPL cho HS ở các trường THPT huyện An Lão, tỉnh Bình Định.

CHƯƠNG 3

BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ

THÔNG HUYỆN AN LÃO, TỈNH BÌNH ĐỊNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 80 - 82)