8. Cấu trúc của luận văn:
2.2. Khái quát về tình hình kinh tế xã hội và giáo dục huyện An Lão,
tỉnh Bình Định
tỉnh Bình Định trung tâm thành phố Quy Nhơn 130 km. Tổng diện tích đất tự nhiên trên toàn huyện là 69.660,2 ha. Huyện An Lão có địa hình tương đối phức tạp, phía Đông giáp huyện Hoài Nhơn, Tây giáp huyện Vĩnh Thạnh và huyện KBang (tỉnh Gia Lai), Nam giáp huyện Hoài Ân, Bắc giáp huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi). Toàn huyện được chia thành 10 đơn vị hành chính (1 thị trấn và 9 xã), trong đó có 7 xã đặc biệt khó khăn thuộc diện 135 của Chính phủ. Cộng đồng dân cư ở An Lão chủ yếu gồm 3 dân tộc: H’re, Bana và Kinh, tổng dân số hiện nay là 29.253 người.
Với vị trí địa lý nằm ở cách xa tỉnh lỵ và các trung tâm kinh tế, điều kiện giao thông hiện tại chưa thể kết nối với các địa phương lân cận nên huyện An Lão gặp nhiều khó khăn cho giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội.
Về kinh tế, An Lão là huyện miền núi nghèo theo Quyết định 135 của Chính phủ, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu đời sống nhân dân, nhất là đường giao thông, điện, thủy lợi. Nông nghiệp là ngành kinh tế chính của huyện với trên 85% dân số sống bằng nghề nông, sản xuất mang nặng tính chất tự túc tự cấp, kinh tế hàng hóa tuy có chuyển biến nhưng chưa phát triển nhất là ở các xã vùng xa. Toàn huyện chưa có một cơ sở sản xuất công nghiệp nào, chỉ có một vài xưởng sản xuất tiểu thủ công nghiệp, chế biến hàng nông, lâm sản nhỏ lẻ. Sản lượng lương thực hiện nay chỉ đạt được 320kg người/năm. Thu chi ngân sách của huyện mất cân đối lớn, hàng năm bội chi luôn lớn hơn bội thu. Các ngành dịch vụ, xây dựng còn yếu, phát triển chậm.
Về xã hội, trong những năm qua có sự chuyển biến tích cực. Từ khi triển khai Nghị quyết TW 5 (khóa VIII), các cấp ủy Đảng, chính quyền và