Tình hình thanh thiếu niên vi phạm pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 55 - 58)

8. Cấu trúc của luận văn:

2.3.1. Tình hình thanh thiếu niên vi phạm pháp luật

Trong những năm gần đây Đảng bộ và nhân dân huyện An Lão đã nỗ lực phấn đấu để phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn, ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đảm bảo kỉ cương nền nếp. Tuy nhiên, bên cạnh những ảnh hưởng tích cực của đời sống xã hội, những tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân, đặc biệt tầng lớp thanh thiếu niên, học sinh trung học phổ thông. Theo Báo cáo tổng kết của Công an huyện An Lão từ năm 2017 đến 5/2020 trên địa bàn huyện đã có 40 em vị thành niên (trong đó có một số em đang là học sinh trung học phổ thông) vi phạm gây ra 51 vụ vi phạm khác nhau như: gây rối trật tự công cộng, đánh nhau gây thương tích; trộm cắp tài sản; tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy; vi phạm về an toàn giao thông...). Trong đó, khởi

tố 13 vụ với 13 đối tượng, đưa đi giáo dưỡng 6 đối tượng, giáo dục tại địa phương 25 em, số còn lại bị xử lí hành chính, giao cho các đoàn thể, gia đình và nhà trường quản lí. Trong thời gian gần đây, tình hình vi phạm pháp luật của trẻ vị thành niên, trong đó những em đang là học sinh trung học phổ thông vẫn tiếp tục gia tăng gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình an ninh trật tự của địa phương.

Bảng 2.3. Số trẻ em chưa thành niên VPPL ở huyện An Lão

STT Năm Số trẻ em VPPL Bị xét xử tại toà án Giáo dục tại địa phương Đưa đi trường giáo dưỡng 1 Năm 2017 9 3 5 1 2 Năm 2018 8 2 4 2 3 Năm 2019 18 7 9 2 4 Đến tháng 5/2020 6 1 4 1 Cộng 45 13 21 6

(Nguồn: Công an huyện An Lão cung cấp)

Qua bảng thống kê cho thấy số trẻ em vị thành niên (trong đó có những em là học sinh trung học phổ thông) đang có những diễn biến phức tạp. Những vi phạm của các em trực tiếp tác động đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương, trong đó cá biệt có những trường hợp phải xử lý theo pháp luật, phải cách ly khỏi cộng đồng, trường học đưa vào các cơ sở giáo dục tập trung. Điều đó làm tổn hại không nhỏ đến tương lai của chính các em. Vì vậy, trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc GDPL cho các em là trọng trách hết sức quan trọng.

Để khảo sát thực trạng, chúng tôi đề nghị 314 đối tượng tham gia trả lời phiếu trưng cầu ý kiến (trong đó có: 06 phiếu dành cho CBQL nhà trường, 103 phiếu dành cho giáo viên, 205 phiếu dành cho HS của 2 trường THPT.

Bảng 2.4. Đánh giá của CBQL, GV và HS về mức độ biểu hiện của một số hành vi vi phạm nội quy nhà trường, VPPL của học sinh THPT:

S T T Hành vi vi phạm nội quy nhà trường, VPPL Mức độ lựa chọn Điểm TB Thứ bậc 1 2 3 4 5 %) (%) (%) (%) (%)

1 Đến muộn giờ học, bỏ giờ học,

nghỉ học không có phép 12,8 38,2 31,2 11,2 6,6 2,6 2 2 Mất trật tự hoặc làm việc riêng

trong giờ học và giờ tự học 6,2 27,2 32,7 22,1 11,8 3,06 1 3

Thi hộ, làm bài kiểm tra hộ, quay cóp bài của bạn và có hành vi gian lận trong học tập

31,6 33,3 22,4 11,5 1,2 2,17 5

4 Cố tình làm hư hỏng tài sản

của nhà trường, của lớp... 52,4 33 7,6 6,0 1,0 1,7 7 5 Lấy cắp tài sản, chứa chấp tiêu

thụ tài sản do lấy cắp mà có 68,8 20,7 3,9 4,6 2,0 1,5 9 6

Có lời nói hoặc thái độ vô lễ đối với thầy cô giáo; gây gổ đánh nhau.

36,5 34 21,3 5,3 2,9 2,04 6

7 Uống rượu bia, say rượu bia

và các chất gây kích thích 33,7 32,4 15,4 16,1 2,4 2,21 3 8

Vi phạm các quy định về ATGT như: Đua xe, không đội mũ bảo hiểm khi tham GT...

30,1 37,9 18,1 9,1 4,9 2,2 4

9 Xem, lưu trữ, phát tán phim

ảnh, văn hóa phẩm độc hại 60,7 22,3 9,4 5,9 1,7 1,66 8

Trung bình chung 2,12

Kết quả khảo sát trên cho thấy biểu hiện của một số hành vi VPPL của học sinh THPT được biểu hiện khá rõ rừng ở nhiều lỗi và mức độ khác nhau,

thể hiện ở điểm trung bình trung là 2.12. Tuy nhiên các biểu hiện VPPL ở các lỗi cũng không đồng đều nhau và được đánh giá ở mức thấp. Có nhiều lỗi học sinh vi phạm ở tần suất cao, nhưng có nhiều lỗi biểu hiện ở mức thấp. Cụ thể lỗi vi phạm mất trật tự hoặc làm việc riêng trong giờ học và giờ tự học được đánh giá ở mức cao nhất với điểm trung bình là 3,06 (xếp bậc 1/9), tiếp theo là Đến muộn giờ học, bỏ giờ học, nghỉ học không có phép ở mức 2/9 với điểm trung bình là 2,6;

Trong số 9 biểu hiện của một số hành vi vi phạm nổi bật lên là hành vi làm mất trật tự hoặc làm việc riêng trong giờ học và giờ tự học và bỏ giờ học, nghỉ học không phép. Nguyên nhân chính là do đa số HS là người dân tộc thiểu số, điều kiện đi lại xa xôi, gia đình thiếu sự quan tâm, chăm lo đến việc học tập của con em, còn khoán trắng việc dạy dỗ, giáo dục cho nhà trường tỷ; do sống xa nhà nên giao du còn tự do, thiếu ý thức trong việc tự giác, phấn đấu trong học tập dẫn đến kết quả học tập kém nên chán nản, bỏ học. Bên cạnh đó còn có những hành vi VPPL theo thống kê tuy chưa nhiều nhưng lại tiềm ẩn những diễn biến phức tạp và là khởi nguồn của những hành vi VPPL khác, đó là việc xuất hiện các hành vi trộm cắp tài sản, lưu trữ và phát tán các văn hóa phẩm độc hại có biểu hiện gia tăng. Từ những phân tích trên ta thấy các hiện tượng tiêu cực ngoài xã xã hội đang từng bước len lỏi vào môi trường sống của mỗi gia đình và nhà trường. Để hạn chế đến mức thấp nhất sự tác động đó đến HS nói chung, học sinh THPT nói riêng đòi hỏi phải trang bị cho các em vốn kiến thức về pháp luật đủ để các em chủ động phòng tránh việc vi phạm và cao hơn nữa là sống và thực hiện theo Hiến pháp và pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)