Đặc điểm của học sinh trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 29 - 35)

8. Cấu trúc của luận văn:

1.3.1. Đặc điểm của học sinh trung học phổ thông

* Đặc điểm chung

Học sinh THPT ở tuổi chưa thành niên (15-18 tuổi), là lứa tuổi các em đang trong giai đoạn phát triển mạnh về thể lực, tâm lý, sinh lý là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi “trẻ con” sang tuổi “người lớn”, là giai đoạn các em tích cực tham gia các hoạt động xã hội, thâm nhập cuộc sống, từ đó hình thành phẩm chất của người công dân.

Đặc điểm của sự phát triển nhân cách học sinh THPT là “tự ý thức” gắn liền với nhu cầu nhận thức. Các phẩm chất tâm lý, ý thức đạo đức trong nhân cách được đánh giá cả trên bình diện các mục đích và nguyện vọng cụ thể trong cuộc sống. Sự đánh giá không theo hiện tại mà theo tương lai. Ở lứa tuổi này luôn luôn thể hiện những phẩm chất mang tính đặc trưng như: năng lực trí tuệ dồi dào, ý chí cảm xúc mãnh liệt, nhạy bén, sáng tạo và thích tìm tòi cái mới trong cuộc sống.

Tuy nhiên, ở một số trường hợp những phẩm chất này lại thường gắn liền với sự bồng bột, thiếu chín chắn, dễ bị ảnh hưởng do tác động ngoại cảnh.

Ở lứa tuổi này, các em cũng có nhu cầu mạnh mẽ về tình bạn, tình yêu… Bên cạnh đó, các em cũng bước đầu xây dựng cho mình những quan điểm riêng, quyết định tương lai của bản thân, kế hoạch cho cuộc sống. Đây là lứa tuổi đầy ước mơ, hoài bão. Trong quá trình trưởng thành, tầm nhìn của các em trong cuộc sống càng được mở rộng. Trước những khám phá mới, có nhiều trường hợp các em do không hiểu hết bản chất của vấn đề, chưa đủ bản lĩnh để kiềm chế trước những tác động của ngoại cảnh, nên dễ dẫn đến những hành động bột phát và trong khi thực hiện các hành vi bột phát đó các em hoàn toàn không tính đến hậu quả do mình gây ra với xã hội.

- Đặc điểm hoạt động học tập: Hoạt động học tập của học sinh THPT đòi hỏi tính năng động và độc lập, trình độ tư duy lý luận phát triển. Hứng thú học tập của các em có những thay đổi rõ rệt, bền vững và gắn liền với khuynh hướng nghề nghiệp. Đối với các lĩnh vực khoa học, các em đã có thái độ lựa chọn khá rõ ràng; thái độ học tập được gắn liền với động cơ thực tiễn, tiếp sau đó là nhận thức ý nghĩa của môn học.

- Đặc điểm của sự phát triển trí tuệ: Tri giác có mục đích đã đạt đến mức cao, ghi nhớ có chủ định giữ vai trò chủ đạo trong hoạt động trí tuệ. Đồng thời, vai trò của ghi nhớ logic, ghi nhớ ý nghĩa ngày một tăng rõ; Hoạt động tư duy của học sinh THPT có thay đổi quan trọng, các em có khả năng tư duy lý luận, tư duy trừu tượng một cách độc lập sáng tạo. Tư duy của các em chặt chẽ hơn, có căn cứ và nhất quán hơn. Đồng thời, tính phê phán của tư duy cũng phát triển. Khiếm khuyết cơ bản trong hoạt động tư duy của nhiều em là thiếu tính độc lập. Nhiều khi các em chưa chú ý phát huy hết năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân, còn kết luận vội vàng theo cảm tính.

- Sự phát triển ý thức: Sự phát triển ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của học sinh THPT; Các em hay chú ý đến hình dáng bên ngoài, tìm hiểu và đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo

quan điểm về mục đích và hoài bão của mình. Các em có khả năng đánh giá sâu sắc những phẩm chất, mặt mạnh, mặt yếu của những người cùng sống và chính mình. Tuy nhiên, các em chưa thật có lòng tin vào việc tự giáo dục hoặc chưa thành công trong việc tự giáo dục.

- Sự hình thành thế giới quan: Học sinh THPT là lứa tuổi quyết định sự

hình thành của thế giới quan. Chỉ số đầu tiên của sự hình thành thế giới quan là sự phát triển của hứng thú nhận thức với các vấn đề tự nhiên và xã hội qua các môn học. Ở lứa tuổi mới lớn quan tâm nhiều nhất các vấn đề liên quan tới con người. Cũng chính vì vậy mà các em dễ bị lôi cuốn vào các hoạt động mang tính hiếu kỳ.

- Đời sống tình cảm: Ở lứa tuổi học sinh THPT, quan hệ bạn bè chiếm vị trí lớn hơn hẳn so với những lứa tuổi khác, các em có nhu cầu được sinh hoạt với các bạn cùng tuổi, thấy sự cần thiết phải có nhóm, có uy tín, có vị trí nhất định trong nhóm. Ở lứa tuổi này tình cảm giữa nam và nữ được phân biệt rõ ràng, do vậy nhu cầu về tình bạn khác giới được tăng lên.

Tình yêu, tình bạn xuất hiện ở học sinh THPT thường là trong trắng, tươi sáng, hồn nhiên, giàu cảm xúc. Nhà trường cần phải giáo dục cho học sinh tình bạn, tình yêu chân chính dựa trên cơ sở thông cảm, tôn trọng nhau.

* Đặc điểm ý thức pháp luật của học sinh THPT

Ở lứa tuổi THPT vốn hiểu biết của các em về pháp luật còn hạn chế và thiếu chính xác. Một phần do giới hạn của chương trình học, một phần do lĩnh vực này không phải là lĩnh vực các em có hứng thú tìm hiểu. Thông thường, các em học sinh THPT ít quan tâm đến vấn đề pháp luật bởi vì ở độ tuổi này các em được gia đình bảo đảm về cuộc sống, do đó các em có quan niệm không nhất thiết phải quan tâm đến những vấn đề pháp luật quy định.

Trên thực tế, có nhiều học sinh VPPL khi bị xử lý mới thấy sự hiểu biết của các em về pháp luật còn quá hạn chế, đôi khi pháp luật còn bị hiểu xuyên

tạc theo cách hiểu chủ quan của các em, dẫn đến có nhiều trường hợp các em thờ ơ, coi thường pháp luật. Một số em cho rằng: những điều quy định trong văn bản pháp luật chỉ mang tính “hình thức” hoặc coi pháp luật như là một “rào cản” phải vượt qua để đạt được nhu cầu cá nhân mới là “anh hùng”.

Xuất phát từ những đặc điểm này, nhà trường cần phải tăng cường việc GDPL cho các em. Nhà trường cũng cần phải làm cho các em nhận thức được việc tuân thủ pháp luật chính là một trong những tiền đề cơ bản đảm bảo cho tương lai, số phận của từng con người nói riêng và sự ổn định xã hội nói chung, giúp các em xác định được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, biết dùng nó để làm công cụ bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của mình và những người xung quanh.

Mặt khác, kinh nghiệm sống của các em còn ít nên chưa đánh giá được đầy đủ mọi hành vi của mình trong các hoạt động tự phát nên rất bồng bột trong khi quyết định thực hiện các hành vi trong cuộc sống. Chính vì vậy, rất nhiều trường hợp các em đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội mà không lường trước được tính nguy hiểm của nó.

Cùng với đặc tính trên, phần lớn các em học sinh THPT rất ít quan tâm đến những quy định cụ thể của pháp luật, các em thường hành động theo suy nghĩ chủ quan của mình hoặc theo sự gợi ý hướng dẫn của người khác. Hoạt động của các em chưa chịu sự tác động trực tiếp của pháp luật nên các em chưa hình thành được thói quen và ý thức đối chiếu so sánh giữa hành vi của mình với những quy định nghiêm ngặt của pháp luật. Chính vì vậy, có khi vi phạm pháp luật gây ra hậu quả nghiêm trọng vẫn coi hành vi của mình như những việc làm bình thường khác.

Ở lứa này nhân cách đang trong giai đoạn hình thành và chưa ổn định, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi phạm tội do đặc tính hiếu động tò mò, nhưng cũng dễ tiếp thu những điều hay, điều tốt khi được định hướng, được

giáo dục ngay từ giai đoạn này. Các em chưa có điều kiện và khả năng để có những tư tưởng, quan niệm, quan điểm về các hiện tượng pháp luật trong đời sống, cũng như kỹ năng vận dụng pháp luật vào cuộc sống.

Vì thế cần phải đẩy mạnh việc phổ biến GDPL vào nhà trường THPT, vào chương trình giáo dục nhằm giáo dục ý thức pháp luật cho các em ngay từ giai đoạn này sẽ có tác động tích cực đến hình thành, phát triển tư cách công dân, nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật cho các em.

1.3.2. Nội dung công tác giáo dục pháp luật cho học sinh trong trường trung học phổ thông

Tuỳ theo từng khối lớp, từng đối tượng khác nhau để xác định nội dung GDPL cho phù hợp. Song thực chất GDPL là tạo lập cái đức trong mỗi con người. Xét trên mọi phương diện, giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục công dân, GDPL là những yếu tố quan trọng tạo nên nhân cách của mỗi con người. Giáo dục đạo đức, GDPL chính là học cách cư xử của công dân với cộng đồng, với Nhà nước, với xã hội, hình thành cho các em thói quen xử sự, nếp sống phù hợp với quy định của pháp luật, tự giác tuân thủ pháp luật, có thái độ, hành vi đúng đắn, tích cực trong việc sử dụng pháp luật.

GDPL cho học sinh THPT mang nét đặc thù riêng, nội dung dạy học chủ yếu là những tri thức về đạo đức, pháp luật, bao gồm các nội dung: Giáo dục hành vi và chuẩn mực đạo đức cho học sinh THPT (Truyền thống dân tộc Việt Nam, sống có kỉ luật, sống có văn hóa, sống yêu thương, mục đích và lý tưởng sống…); GDPL cho học sinh THPT (An toàn giao thông; trách nhiệm của công dân với tài nguyên môi trường…); Giáo dục cho học sinh THPT có kỹ năng sống dựa trên các giá trị sống đúng đắn; Giáo dục về những hiểu biết ban đầu về chính trị thường gặp: Hiến pháp và bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Công dân với chủ quyền quốc gia; Công dân với một số vấn đề toàn cầu, Công dân với việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc; Giáo dục

cho học sinh THPT về một số những hiểu biết ban đầu về kinh doanh thường gặp; Giáo dục văn hóa pháp luật (bao gồm cả định hướng tiêu chuẩn, tư duy pháp luật và ý thức tuân thủ pháp luật); Giáo dục kỹ năng sống dựa trên các giá trị sống đúng đắn…Những nội dung này cũng chính là định hướng cơ bản và phổ biến để xây dựng các chủ đề dạy học môn Giáo dục công dân (GDCD) và còn được thể hiện khá rõ nét trong các môn học như ngữ văn, lịch sử, địa lý, sinh học, khoa học - công nghệ.

1.3.3. Phương pháp giáo dục pháp luật cho học sinh trong trường trung học phổ thông

Phương pháp GDPL cho HS là cách thức tác động của nhà giáo dục tới HS, nhằm hình thành cho các em những hiểu biết pháp luật, tình cảm, niềm tin vào pháp luật, để từ đó có những hành vi và thói quen hành vi đúng đắn.

Thông thường người ta sử dụng 3 nhóm phương pháp sau:

Phương pháp thuyết phục với các phương pháp cụ thể: đàm thoại, tranh

luận, nêu gương... về một vấn đề pháp luật, nhằm giúp cho HS có khả năng phân tích, đánh giá một hiện tượng pháp luật trong xã hội, từ đó hình thành những hiểu biết, tình cảm, niềm tin và hành vi pháp luật cho HS.

Phương pháp tổ chức hoạt động bao gồm phương pháp giao công việc, tạo dư luận xã hội, tạo tình huống giáo dục... Tức là các phương pháp đưa HS vào các hoạt động GDPL cụ thể để HS trải nghiệm thông qua hoạt động nhằm hình thành nhận thức, tình cảm và đặc biệt là hành vi pháp luật phù hợp.

Phương pháp kích thích hành vi bao gồm các phương pháp thi đua, khen thưởng, trách phạt... nhằm củng cố, tạo động lực cho học sinh THPT trong việc tiếp thu tri thức, hình thành niềm tin và hành vi pháp luật phù hợp.

Ba nhóm phương pháp GDPL trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Mỗi nhóm phương pháp GDPL có mục đích riêng, ưu thế riêng trong GDPL. Khi tổ chức GDPL cho HS phải có sự kết hợp đồng thời và chặt chẽ cả ba

nhóm phương pháp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục pháp luật cho học sinh ở các trường trung học phổ thông huyện an lão, tỉnh bình định (Trang 29 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)