9. Cấu trúc của luận văn
3.3. Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trung
3.3.5. Huy động các nguồn lực cho hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo
viên trung học cơ sở
3.3.5.1. Mục đích, ý nghĩa
Huy động, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực (nhân lực, vật lực và tài lực) nhằm tạo các điều kiện tốt nhất cho hoạt động bồi dưỡng GV, tạo động
lực thúc đẩy GV tích cực tham gia bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả bồi dưỡng GV THCS.
3.3.5.2. Nội dung biện pháp
- Chú trọng phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động bồi dưỡng GV. - Cấp kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng GV.
- Mua sắm các trang thiết bị kĩ thuật, đồ dùng dạy học, đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động bồi dưỡng GV.
- Vận động các lực lượng xã hội hỗ trợ cho hoạt động bồi dưỡng GV. - Tham mưu, đầu tư cơ sở vật chất và các phương tiện kĩ thuật phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng GV.
3.3.5.3. Cách thức thực hiện
- Chú trọng phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động bồi dưỡng GV.
Hiệu trưởng nhà trường cần chủ động phát triển nguồn nhân lực, lựa chọn những giáo viên có tư cách đạo đức tốt, có sức khỏe, giỏi về chun mơn nghiệp vụ có uy tín chun mơn trong tập thể, qua kết quả giảng dạy hoặc thi giáo viên giỏi. Đội ngũ này phải được bồi dưỡng, tập huấn làm báo cáo viên để phát huy tự bồi dưỡng theo nhu cầu, theo yêu cầu nhiệm vụ của ngành và theo xu hướng đổi mới GD nhằm bổ sung những nội dung mà kế hoạch bồi dưỡng của Phịng, Sở cịn thiếu hoặc thực hiện chưa có chiều sâu. Để GV cốt cán luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ mà nhà trường giao cho. Cần có một chế độ chính sách đãi ngộ xứng đáng như hỗ trợ về tài chính, giảm bớt một số công việc để họ có nhiều thời gian giảng dạy. Cần động viên, khen thưởng kịp thời khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
- Cấp kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng GV. Trong những năm qua
kinh phí đầu tư cho cơng tác bồi dưỡng GV THCS còn ở mức khiêm tốn, chưa đáp ứng được u cầu bồi dưỡng tồn diện của đơng đảo giáo viên và mong muốn của các nhà quản lý giáo dục THCS. Việc quản lý kinh phí chưa
chặt chẽ, chưa tập trung đầu tư một cách hợp lý còn dàn trải. Để đầu tư có hiệu quả, nâng cao chất lượng BDGV cần tập trung làm tốt một số việc sau:
+ Xây dựng kế hoạch tài chính cụ thể trên cơ sở kế hoạch BDGV hàng năm. + Tham mưu với UBND huyện đầu tư kinh phí để các cấp quản lý GD, các cơ sở giáo dục THCS thực hiện tốt kế hoạch BDGV.
+ Khai thác các nguồn kinh phí từ các chương trình Trung ương, nguồn kinh phí từ các dự án, các cơ quan kinh tế và sự giúp đỡ của các lực lượng xã hội cho giáo dục.
+ Xác định nguồn đóng góp của bản thân người học để xóa được những tâm lý trơng chờ, dựa dẫm hồn tồn vào kinh phí của nhà nước.
+ Quản lý, sử dụng kinh phí một cách chặt chẽ, hợp lý, đáp ứng kịp thời nhu cầu và nhiệm vụ BDGV theo đúng Luật ngân sách và nguyên tắc tài chính kế tốn.
+ Phát huy nội lực của các trường thực hiện tốt mục tiêu BDGV thường xuyên tại cơ sở.
Ban hành các văn bản quy định về chính sách chế độ, định mức lao động, khen thưởng đối với những người làm công tác bồi dưỡng GV và học viên. Đặc biệt là khen thưởng những học viên được xếp loại giỏi cuối khoá, các cán bộ QL làm việc có hiệu quả. Đối với những GV tham gia lớp bồi dưỡng tập trung, ngồi kinh phí hỗ trợ việc đi lại theo chế độ hiện hành cần hỗ trợ thêm tiền mua tài liệu, vật liệu phục vụ cho việc học tập. Điều này cũng áp dụng đối với GV tham gia các lớp BD tại chỗ.
- Mua sắm các trang thiết bị kĩ thuật, đồ dùng dạy học, đầu tư CSVC cho hoạt động BDGV
+ Cơ sở vật chất - kĩ thuật và đồ dùng dạy học: cần xây dựng kế hoạch cụ thể đảm bảo đủ trang thiết bị, đồ dùng dạy học để thực hiện chương trình và phương pháp dạy học phát huy tính tích cực của học sinh; CSVC - kĩ thuật
và đồ dùng dạy học là một phần không thể thiếu trong hoạt động dạy học hiện đại, nó đóng vai trị hết sức quan trọng để tạo nên hiệu quả giảng dạy. Vì thế, việc mua sắm các trang thiết bị kĩ thuật, đồ dùng dạy học, đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động BDGV là một việc làm hết sức cần thiết trong quản lý GD. Cho nên việc này phải được thực hiện trước và không chỉ chuẩn bị đủ số lượng, đảm bảo chất lượng mà còn phải đa dạng, phong phú về chủng loại, vừa đơn giản vừa hiện đại, đảm bảo các yêu cầu an toàn vệ sinh, thẩm mĩ và yêu cầu GD.
+ Đầu tư xây dựng trường THCS với đầy đủ trang thiết bị làm cơ sở cho BD thực hành, minh họa lý thuyết bằng các hoạt động dạy học. Chuẩn bị tốt, ổn định một hệ thống và địa điểm BDGV từ huyện đến các trường đáp ứng yêu cầu về diện tích phịng học, bàn ghế, ánh sáng, âm thanh ...
+ Chú trọng khai thác việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động bồi dưỡng như sử dụng nguồn tài nguyên trên mạng, trao đổi tài liệu bồi dưỡng giữa các trường, tạo trang web chuyên về BDGV của tỉnh… các hình thức trên rất phù hợp cho hoạt động tự BD và BD từ xa.
- Vận động các lực lượng XH hỗ trợ cho hoạt động BDGV.
Ngày nay, việc xã hội hoá các hoạt động GD là hết sức cần thiết để các lực lượng xã hội chung tay góp sức vào sự nghiệp GD&ĐT. Trong đó xã hội hóa hoạt động BDGV cũng là góp phần tạo ra những người thầy giỏi, từ đó sẽ có những học trò giỏi. Điều này cũng phù hợp với chủ trương của Đảng và của ngành về việc “xây dựng xã hội học tập”, “xã hội hóa giáo dục” mà các chủ trương trên đang được ngành GD đẩy mạnh thực hiện. Để thực đạt được các mục tiêu trên, các cấp quản lý và các trường THCS cần thực hiện tốt các việc sau đây:
+ Tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính của hội Khuyến học cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã cho hoạt động BDGV.
+ Tăng cường các biện pháp tuyên truyền, phối hợp, vận động kêu gọi các lực lượng xã hội hỗ trợ và tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động BDGV.
+ Phối hợp chặt chẽ với Ban đại diện cha mẹ học sinh, tham mưu UBND huyện chỉ đạo cho các ban, ngành, đoàn thể huyện hỗ trợ cho hoạt động BDGV.
- Tham mưu đầu tư cơ sở vật chất và các phương tiện kĩ thuật phục vụ cho hoạt động BDGV.
Tham mưu là công tác hết sức quan trọng của cấp dưới đối với cấp trên. Để góp phần làm cho hoạt động BDGV có hiệu quả thì việc tham mưu đầu tư cơ sở vật chất và các phương tiện kĩ thuật cũng rất quan trọng. Công tác này phải được thực hiện trước khi tiến hành các hoạt động BD.
Khi tham mưu cần chú ý các đặc điểm sau:
+ Lắng nghe đa chiều rồi kiểm tra thực tế, sau đó tư duy, tổng hợp logic và đưa ra chính kiến để việc đầu tư mua sắm trang thiết bị chính xác, khơng lãng phí.
+ Đối với mỗi giai đoạn, mỗi thời kì, thì cơng tác tham mưu phải phù hợp với đặc điểm tình hình của giai đoạn, thời kì đó. Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của ngành, của hoạt động bồi dưỡng mà tham mưu đề xuất các giải pháp phù hợp.
+ Người làm cơng tác tham mưu cần phải có các phẩm chất và năng lực như: tư tưởng chính trị vững vàng, trí tuệ, tận tụy, thẳng thắn, trung thực.
+ Tham mưu cho cấp ủy Đảng, UBND huyện, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT đầu tư CSVC và các trang thiết bị cần thiết cho hoạt động bồi dưỡng GV.