9. Cấu trúc của luận văn
2.1. Khái quát đặc điểm địa lý, kinh tế xã hội huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh
2.1.4. Tình hình giáo dục trung học cơ sở
2.1.4.1. Quy mô, cơ cấu cấp trung học cơ sở huyện Ninh Sơn
Bảng 2.1. Quy mô, cơ cấu cấp THCS ở huyện Ninh Sơn
TT Năm học Số
trường Lớp Học sinh CBQL GVTHCS
1 2014 - 2015 8 135 4335 19 283
2 2015 - 2016 8 132 4271 18 269
3 2016 - 2017 8 133 4459 18 264
2.1.4.2. Chất lượng giáo dục
Bảng 2.2. Thống kê kết quả xếp loại hạnh kiểm và học lực cuối năm học 2015 - 2016
Khối lớp số HS Tổng Hạnh kiểm Tốt Khá Trung bình Yếu SL % SL % SL % SL % 6 1239 906 73.12 284 22.92 49 3.96 0 0.0 7 1128 855 75.80 212 18.79 57 5.05 4 0.36 8 1015 694 68.37 246 24.24 53 5.22 22 2.17 9 889 710 79.87 143 16.08 36 4.05 0 0.0 Toàn cấp 4271 3165 74.10 885 20.72 195 4.57 26 0.61 Khối lớp Tổng số HS Học lực Giỏi Khá TB Yếu Kém SL % SL % SL % SL % SL % 6 1239 288 23.25 382 30.83 467 37.69 98 7.91 4 0.32 7 1128 256 22.70 360 31.91 442 39.18 68 6.03 2 0.18 8 1015 190 18.72 375 36.94 359 35.37 86 8.47 5 0.50 9 889 186 20.92 301 33.86 390 43.87 12 1.35 0 0.0 Toàn cấp 4271 920 21.54 1418 33.20 1658 38.82 264 6.18 11 0.26
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2015-2016 phòng GD&ĐT huyện Ninh Sơn)
Từ số liệu thống kê và theo báo cáo của Phịng GD&ĐT thì quy mơ và cơ cấu trường lớp cấp THCS ổn định. CSVC - trang thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy và học, tất cả các nhà trường trong huyện đã được đầu tư, đảm bảo cho dạy và học.
Chất lượng hai mặt năm học 2015 - 2016: hạnh kiểm 94.82% khá, tốt; học lực 54.74% khá, giỏi. Chất lượng giáo dục ngày được nâng cao, góp phần cho sự phát triển KT-XH của huyện.
2.1.4.3. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trung học cơ sở
a) Đội ngũ cán bộ quản lý trung học cơ sở
Bảng 2.3. Đội ngũ CBQL THCS năm học 2015 - 2016
Trình độ chun mơn và lý luận chính trị lượng Số %
Trung cấp lý luận chính trị 14 77.78
Chun mơn trình độ thạc sĩ 0 0
Chun mơn trình độ đại học 18 100
Chứng chỉ bồi dưỡng CBQL 16 88.89
Số lượng CBQL là người dân tộc ít người 1 5.56
Ngoại ngữ trình độ B hoặc tương đương 6 33.33
Tin học trình độ B hoặc tương đương 8 44.44
- Đội ngũ CBQL các trường THCS là 18/2 nữ, đạt chuẩn trình độ đào tạo; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, nhiệt tình và có trách nhiệm đối với công việc được giao. Về năng lực quản lý, 88.89% CBQL có chứng chỉ bồi dưỡng CBQL. Vì vậy, hầu hết CBQL đều có phương pháp quản lý khoa học, khả năng nắm bắt được đường lối chủ trương, chính sách và quy định của ngành giáo dục. Tuy nhiên, khả năng sử dụng tin học, ngoại ngữ để tiếp cận kiến thức quản lý mới và trong nghiên cứu khoa học vẫn còn hạn chế; kỹ năng điều hành quản lý của một bộ phận CBQL chưa sáng tạo, chưa linh hoạt trong quản lý nhà trường, còn cảm tính nên chất lượng, hiệu quả cơng tác cịn nhiều hạn chế.
b) Đội ngũ giáo viên trung học cơ sở - Về số lượng và cơ cấu đội ngũ
Bảng 2.4. Trình độ đào tạo của ĐNGV THCS năm học 2015 - 2016
TT Trình độ đào tạo Số lượng Tỷ lệ
1 Thạc sĩ 0 0
2 Đại học 207 76.95
3 Cao đẳng 61 22.68
4 Trung cấp 1 0.37
5 Ngoại ngữ (trình độ B hoặc tương đương) 42 15.61 6 Tin học (trình độ B hoặc tương đương) 137 50.93
Bảng 2.5. Độ tuổi và thâm niên công tác của ĐNGV THCS
Độ tuổi/ Thâm niên Số lượng Tỷ lệ
Dưới 30 (dưới 5 năm) 29 10.78
Từ 30 - 35 (5 - 10 năm) 90 33.45
Từ 36 - 45 (11 - 20 năm) 79 29.36
Trên 45 (trên 20 năm) 71 26.39
- Về chất lượng đội ngũ giáo viên trung học cơ sở
Bảng 2.6. Xếp loại đội ngũ GV THCS huyện Ninh Sơn theo chuẩn nghề nghiệp
Năm học
Tổng số GV
Đạt chuẩn Chưa chuẩn
Xuất sắc Khá TB Kém SL % SL % SL % SL % 2013 - 2014 293 248 84.64 43 14.68 2 0.74 0 0 2014 - 2015 283 254 89.75 28 9.89 1 0.35 0 0 2015 - 2016 269 236 87.73 31 11.52 2 0.74 0 0 Tỉ lệ trung bình (%) 87.33 12.08 0.59 0
(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Ninh Sơn)
Số liệu từ bảng 2.4 cho thấy trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn của ĐNGV chiếm tỉ lệ rất cao 268/269 (tỉ lệ 99.7%), trong đó, trên chuẩn: 207/269 GV (tỉ lệ 76.95%). Tuy nhiên, trình độ dưới chuẩn vẫn cịn trung cấp là 1/269 GV (tỉ
lệ 0.37%). Số liệu cũng cho thấy ĐNGV chưa cố gắng trong việc học tập, cập nhật chứng chỉ tin học ngoại ngữ, trong khi đó chuẩn nghề nghiệp yêu cần GV cần tích cực học tập, đẩy mạnh ứng dụng CNTT và ngoại ngữ.
- Bảng 2.5 về độ tuổi, thâm niên công tác, GV THCS huyện Ninh Sơn là đội ngũ trẻ, thâm niên công tác từ 5 - 10 năm chiếm 44.23%, nếu chịu học hỏi, sáng tạo, thì lực lượng này sẽ có khả năng thích ứng nhanh với những yêu cầu đổi mới của ngành. Đối tượng trên 20 năm tuổi nghề chiếm 26.39%, đây là lực lượng có kinh nghiệm cơng tác, vững vàng về chun mơn nhưng chậm thích ứng tiếp cận đổi mới PPDH và CNTT.
Theo số liệu Phòng GD&ĐT huyện Ninh Sơn cung cấp, trong tổng số 264 GV THCS thì có đến 173 GV nữ chiếm 65.53%. Trong lĩnh vực sư phạm, GV nữ có lợi thế hơn GV nam về mức độ kiên nhẫn, sự tận tụy, xử lý các vấn đề nhạy cảm trong giảng dạy và giáo dục học sinh… Tuy nhiên họ vẫn có những khó khăn với yêu cầu đổi mới hiện nay như khả năng khai thác và ứng dụng CNTT để đa dạng hóa các hình thức dạy học và giáo dục học sinh. Đặc biệt, GV nữ thường bị chi phối khá nhiều bởi các công việc gia đình, do đó họ có ít thời gian đầu tư, tập trung vào lĩnh vực chuyên môn so với GV nam.
Bảng 2.6 kết quả xếp loại GV theo chuẩn nghề nghiệp cho thấy, năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm, đạo đức nghề nghiệp đạt chuẩn 100%. Kết quả 33 GV GV xếp loại khá, trung bình (tỉ lệ 12.67%) cho thấy vẫn còn một số GV hạn chế trong chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và phẩm chất đạo đức.
c) Nhận định chung về ĐNGV THCS huyện Ninh Sơn
ĐNGV THCS của huyện có ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt; hầu hết GV đều tận tụy với nghề, cần cù chịu khó, có tinh thần trách nhiệm cao, sáng tạo và quyết tâm tự bồi dưỡng nâng cao năng lực để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Giáo viên đảm bảo về số lượng cơ bản, tỉ lệ nhà giáo đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo là rất cao. Điều này chứng tỏ sự quan tâm, đầu tư đào tạo, bồi dưỡng để nâng chuẩn, nâng cao chất lượng ĐNGV của huyện.
Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là giữa năng lực giảng dạy và trình độ đào tạo của một bộ phận nhà giáo vẫn chưa tương xứng. Một số nhà giáo trình độ trên chuẩn nhưng hạn chế về chuyên môn, kỹ năng sư phạm, tinh thần trách nhiệm và đạo đức nhà giáo, chậm thích ứng với việc đổi mới, nên khó đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.
Hạn chế về năng lực chun mơn và kỹ năng sư phạm cịn biểu hiện cụ thể qua cách thức tổ chức dạy học, việc vận dụng phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá. Nhiều giáo viên vẫn chưa mạnh dạn đa dạng hóa các hình thức dạy học; chưa chú ý kết hợp học với hành, giáo dục với thực tiễn đời sống nên chưa phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Từ đó, người học thiếu kỹ năng thực hành, khi chạm vào tình huống thực tiễn cụ thể thì rất lúng túng.
Khả năng tiếp cận CNTT và ngoại ngữ của ĐNGV trong huyện còn ở mức độ khiêm tốn. Đây là nguyên nhân dẫn tới tình trạng nhà giáo gặp khó khăn để vận dụng PPDH mới, hạn chế năng lực nghiên cứu khoa học.
Mặc dù tình trạng đạo đức nhà giáo ở huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận không đến mức báo động, nhưng vẫn bộc lộ thái độ thiếu nhiệt tình, tâm huyết với cơng việc, hoặc qua một số hành vi lơ là trách nhiệm, không thực hiện hết vai trò của một giáo viên khi lên lớp, tình trạng dạy thêm, học thêm vẫn còn diễn ra tràn lan... làm ảnh hưởng đến uy tín cao đẹp của nhà giáo và chất lượng giáo dục.
Nguyên nhân của những hạn chế trên phần lớn là do công tác đào tạo nâng chuẩn chưa đảm bảo chất lượng. Sâu xa hơn là do ý thức tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên mơn của GV cịn rất hạn chế; cơ sở vật
chất, điều kiện phục vụ nâng cao nghiệp vụ của GV chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Những hạn chế, tồn tại nêu trên về phía ĐNGV là thách thức rất lớn đặt ra cho giáo dục và đào tạo huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận. Chính thực tế này là cơ sở để thúc đẩy chúng tơi nên có giải pháp tích cực đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng cho GV THCS, không chỉ chú trọng công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, mà phải chú trọng bồi dưỡng cả phẩm chất, đạo đức, kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp cho GV, để đáp ứng yêu cầu đổi mới, yêu cầu chuẩn nghề nghiệp. Những giải pháp nâng cao công tác BDGV trên địa bàn huyện vừa thiết thực, kịp thời vừa có tính chiến lược, có tầm quan trọng đặc biệt trong việc nâng cao chất lượng giáo dục THCS.